
Sau Đức, Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky hôm qua (14/5) đã tới Pháp. Đây là điểm dừng chân thứ 3 trong chuyến thăm một số nước đồng minh chủ chốt ở châu Âu của ông Zelensky, vốn được nhận định là 1 vốn 4 lời, khi vừa mang lại cho Ukraine sự ủng hộ về vũ khí vừa có được sự đảm bảo về con đường gia nhập Liên minh châu Âu.
Tiếp theo Ba Lan và Hungary, Slovakia là thành viên thứ 3 của Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu lương thực từ Ucraina với lý do bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước. Bungary cũng cho biết đang xem xét để ban hành lệnh cấm tương tự. Động thái này của một số quốc gia Đông Âu đang vấp phải những tranh cãi trái chiều khi Liên minh châu Âu cho rằng lệnh cấm nhập khẩu đơn phương là không thể chấp nhận. Dự kiến trong tuần này, đại diện các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về vấn đề miễn thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Ucraina nhằm tìm ra một giải pháp “tôn trọng khuôn khổ pháp lý của Liên minh châu Âu”. Nhưng theo giới phân tích, đây sẽ là bài toán không dễ có lời giải khi động chạm trực tiếp tới lợi ích của một số quốc gia Đông Âu, nhất là khi triển vọng gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – sáng kiến có sự tham gia của Nga nhằm tạo điều kiện xuất khẩu nông sản Ucraina ra thị trường thế giới – không mấy lạc quan. Phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại CH Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.
Trưa nay, tại Nagano, Nhật Bản, Hội nghị Ngoại trưởng G7 đã bế mạc sau 3 ngày làm việc và ra Tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh đến cuộc xung đột Nga - Ukraina và phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trang bằng vũ lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.- Giải pháp nào để có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay khi kinh tế quí một mới đạt 3,32% - mức tăng thấp nhất trong 12 năm qua.- Danh sách các dự án được vay theo gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng của Chính phủ đang chờ Bộ Xây dựng và các địa phương công bố.- Hàng nghìn người tại khoảng 70 thành phố trên khắp nước Đức tuần hành kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine thông qua hòa đàm.- Indonesia lên kế hoạch đảm bảo an ninh tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 42 diễn ra vào tháng 5 tới.
Phát biểu khi gặp Tổng thống Pháp và lãnh đạo châu Âu tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6/4 cho rằng, để giải quyết vấn đề U-crai-na, các bên cần tạo điều kiện cho đình chiến hòa đàm bằng tích lũy lòng tin, trong khi Trung Quốc và châu Âu cần đối thoại và hợp tác trước tình hình quốc tế biến động phức tạp và khủng hoảng U-crai-na kéo dài.
Ngày 05/04, phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng An ninh, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, các cơ quan tình báo phương Tây đang giúp Kiev chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố ở các khu vực mới của Nga.
Ngày 31/3, Thủ tướng của 5 quốc gia Đông Âu cho biết Eu cần xem xét lại thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu của Ukraine để ngăn chặn sự giảm giá mạnh và ảnh hưởng đến người sản xuất mặt hàng này ở các thị trường châu Âu trong bối cảnh nhiều quốc gia đã phải nhập ngũ cốc từ Ukraine
Người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Hungary cho biết nước này không muốn tiếp tục tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, kêu gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình đồng thời khẳng định sẽ không tham gia chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Cuộc xung đột Nga – Ucraina vẫn đang hết sức căng thẳng, trong đó đặc biệt phải kể đến sự khốc liệt điểm nóng chiến lược Bác-mút (Bakhmut). Hôm qua, Ngoại trưởng Nga tuyên bố chưa thấy bất kỳ cơ hội hòa đàm nào. Còn Mỹ, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ vẫn đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Tổng thống Hung-ga-ri cảnh báo thế giới cận kề với một cuộc chiến toàn cầu.
Nhiều người dân Ucraina thất nghiệp đang kỳ vọng thị trường việc làm sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới khi nền kinh tế nước này đang phát đi những tín hiệu phục hồi nhẹ trong năm nay, trong khi chính quyền Ki-ép cũng vừa giành được lời hứa hỗ trợ tài chính quan trọng từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Đang phát
Live