
Tuần qua đánh dấu tròn một năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine - ngày 24/02. Nhìn lại một năm qua, xung đột Nga- Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng không chỉ với các bên trực tiếp đối đầu, mà còn làm xáo trộn trật tự thế giới, dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Khách mời của chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao sẽ giúp quí vị phác hoạ lại bức tranh toàn cảnh cuộc xung đột này cũng như đưa ra những dự báo cho các kịch bản trong năm nay 2023.
Hôm nay, đánh dấu tròn 1 năm Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, tạo ra một cuộc xung đột có quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi cuộc xung đột nổ ra, một “cơn bão” lệnh trừng phạt của phương Tây đã trút xuống Nga và ngược lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao lớn chưa từng có kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh, khiến cho kinh tế thế giới chao đảo. Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.
Hôm nay (24/2) đánh dấu tròn 1 năm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucrai-na. Nhìn lại 1 năm qua, cuộc xung đột đã tác động mọi mặt đến toàn cầu, từ chính trị - an ninh cho đến an ninh năng lượng - lương thực... “Tròn 1 năm là thời điểm tốt để các bên nhận ra rằng, các mục tiêu chiến lược đều không thể đạt được nếu tiếp tục cuộc chiến. Chỉ có ngoại giao là con đường duy nhất để có thể kết thúc cuộc xung đột này”.
Phát biểu trước thềm cột mốc kỷ niệm 1 năm ngày diễn ra xung đột Nga-Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết phương Tây cam kết ủng hộ lâu dài cho Ukraine nhưng cảnh báo sẽ là “không thông minh” nếu Ukraine sử dụng các loại vũ khí được viện trợ để tấn công vào lãnh thổ của Nga, đồng thời cho rằng yêu cầu của Ucraina về việc viện trợ máy bay chiến đấu vào thời điểm này là không hợp lý.
Hôm nay là tròn một năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sau khi chiến sự nổ ra, hàng loạt đòn trừng phạt của phương Tây đã dội xuống Nga. Gần như mọi dự đoán của phương Tây đều cho rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ quay trở về thời kỳ những năm 1990. Tuy nhiên, có vẻ điều này đã không xảy ra. Đời sống của người dân Nga sau một năm có thay đổi gì? Nền kinh tế điều chỉnh ra sao trước những áp lực cấm vận?
Một năm đã trôi qua, nhưng cuộc xung đột Nga – Ukraine đến nay vẫn chưa bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào. Cơ hội hòa đàm giữa các bên vẫn khá mờ mịt.
Ngày 24/02/2023 là tròn một năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cho đến thời điểm này, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa ngừng tăng nhiệt và trở thành chủ đề bao trùm trong hầu hết các diễn đàn, cũng như đời sống chính trị quốc tế. Một năm qua, xung đột Nga- Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng không chỉ với các bên trực tiếp đối đầu, mà còn làm xáo trộn trật tự thế giới, dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao cùng bàn luận câu chuyện này.
Thủ tướng Italia Giorgia Meloni đang ở thăm thủ đô Kiev, Ukraine), hôm qua có cuộc hội đàm và họp báo chung với Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky. Chuyến thăm tới Kiev lần này của nhà lãnh đạo Italia đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận, khi diễn ra chỉ 1 ngày sau chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới đây đúng thời điểm sắp tròn 1 năm bùng phát xung đột Nga-Ukraine.
Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa sẽ tròn 1 năm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến công du Ba Lan, trong đó dự kiến sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại đây. Truyền thông quốc tế đều tập trung đến sự kiện được cho là mang nhiều thông điệp này của nhà lãnh đạo Mỹ. Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Tổng thống Mỹ có 2 chuyến công du Ba Lan - quốc gia láng giềng và có sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev. Sự hiện diện của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan được cho sẽ mang nhiều thông điệp về chính trị và quân sự của Mỹ và NATO đối với Ukraine.
Ngày 24/2 tới đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột Nga – Ukraine, thế nhưng hiện vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các bên có thể sớm ngồi vào bàn đàm phán hòa bình. Châu Âu vẫn đang gồng mình để áp đặt các biện pháp trừng phạt vừa “hại người, hại mình” nhằm vào Nga; đồng thời “căng mình” viện trợ vũ khí cho Ukraine bất chấp khó khăn cả về kinh tế, cùng sự thiếu thốn về khí tài quân sự.
Đang phát
Live