
Bứt phá thương mại điện tử 2024.- Ấn Độ - Việt Nam: Hợp tác kinh tế còn nhiều dư địa để phát triển.
Tiếp tục thực hiện “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025”, nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng QLTT trong thời gian tới. Theo đó, lực lượng sẽ tăng cường kiểm tra, nắm chắc địa bàn, phối hợp chặt chẽ với Bộ, ban, ngành, cùng các cơ quan liên ngành, tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, ngăn chặn việc bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử.
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết- TPHCM công bố mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là gần 2 tỷ đồng, thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là mức cao nhất trong số hơn 20 địa phương đã công bố thường Tết- Quy mô thị trường thương mại điện tử của nước ta năm nay vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm ngoái- Lần đầu tiên thành lập Chi hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người khu vực Nam Bộ- Vụ chìm phà khiến 14 người rơi xuống sông Trường Giang ở tỉnh Quảng Nam sáng nay gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy tại một số địa phương- Các nước châu Âu rà soát lại an ninh sau vụ đâm xe gây chấn động tại chợ Giáng sinh của Đức- Các nhà khoa học Nhật Bản kiến nghị chính phủ cần có những biện pháp khẩn cấp để đối phó với tình trạng học sinh lệ thuộc vào Internet và thiết bị thông minh
Trước tình trạng mỹ phẩm giả thương hiệu nổi tiếng, mỹ phẩm kém chất lượng được bán tràn lan thông qua các nền tảng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử. Vì vậy, công tác quản lý và kiểm soát mỹ phẩm giả, nhái nhãn hiệu, không đảm bảo an toàn đã trở nên cấp bách. Theo đó, Bộ Công thương và Bộ y tế đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn từ sớm, từ xa tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng được bán tràn lan trên thương mại điện tử. Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xây dựng các cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý mỹ phẩm kinh doanh trên các trang thương mại điện tử.
Thời gian qua cơ quan thuế đã tích cực xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước để phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, góp phần tạo môi trường kinh doanh, bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ chưa triệt để sử dụng hóa đơn điện tử. Sự phát triển của thương mại điện tử đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý nhà nước, trong đó có công tác quản lý thu thuế. Ngày 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 129, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Tăng tốc xuất khẩu tháng cuối năm, hiện thực hóa mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD năm 2024.- Tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm hành vi trốn thuế trên thương mại điện tử .- Chính quyền Syria sụp đổ: Hành trình từ tro tàn nội chiến đến tương lai bất định.- Tăng trưởng tín dụng đã đạt khoảng 12,5%
Thời gian qua, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, cũng đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật về thuế... Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, ngày 25/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 119 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Sáng nay 8.12 tại Hà nội diễn ra Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 5 với chủ đề: “Công nghệ Trí thông minh nhân tạo và Thương mại điện tử xuyên biên giới”. Diễn đàn là nơi chia sẻ tầm nhìn, kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng khởi nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những chiến lược và sáng kiến thiết thực, nhằm định hình phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, kết nối song phương giữa nhà đầu tư với các địa phương. PV Xuân Lan thông tin:
Trong khuôn khổ Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt - Trung diễn ra tại thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn), Hội thảo phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ đề "Tăng tốc và bứt phá" đã tập trung vào đánh giá tiềm năng phát triển, lợi ích và thách thức, định hướng phát triển thương mại điện tử và những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đã tận dụng sự phát triển của công nghệ để bán hàng nông sản trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Qua đây, nhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
Đang phát
Live