Từ đầu năm đến nay, vi phạm trên thương mại điện tử có chiều hướng phức tạp, tăng cả về số vụ việc và quy mô hàng hoá vi phạm. Trong đó, vi phạm tại các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook và các ứng dụng di động khó chứng minh vi phạm và không xác thực được đối tượng vi phạm trừ khi đối tượng thừa nhận vi phạm. Bên cạnh đó, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp "ảo" không đơn giản. Các trang website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư... Do vậy, cần tăng cường, bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm trên thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan. Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Chợ truyền thống ế ẩm, tiểu thương gặp khó.- Giải pháp để thương mại điện tử phát triển bền vững.- Lào Cai nỗ lực duy trì tiến độ giải ngân ở mức cao.
Ngân hàng đa dạng hoá nguồn thu, tiết giảm chi phí khi tăng trưởng tín dụng chậm.- Thương mại điện tử - tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu.- Các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ba Tơ thoát nghèo.
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật- Thủ tướng Nhật Bản thông báo không tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do cầm quyền và thôi giữ chức Thủ tướng Nhật Bản- Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ- Hoạt động trải nghiệm nâng cao kỹ năng phòng chống cháy nổ cho cộng đồng- Hy vọng mới về việc tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa- Bao quát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ kinh doanh thương mại điện tử- Sẽ có thêm hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán từ thoái vốn, cổ phần hóa trong thời gian tới
Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với ước tính tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD...Sự phát triển sàn thương mại điện tử đang tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam hiện diện trên toàn cầu. Tuy nhiên, những cơ hội cùng kèm theo nhiều thách thức. Đây là nội dung của Tọa đàm “Thương mại điện tử-cơ hội, động lực và thách thức”, do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức sáng nay (14/8), tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp xây dựng pháp luật Thương mại điện tử giúp tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Thương mại điện tử-cơ hội, động lực và thách thức”.- Nông dân tỉnh Lâm Đồng sốt ruột vì chưa được bồi thường trong vụ bò sữa bị chết hàng loạt sau khi tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục.- Điện lực Sơn La khắc phục sạt lở, cấp điện trở lại cho hơn 2.900 khách hàng. Còn tại Điện Biên, xuất hiện thêm cung trượt lớn nguy hiểm tại Tuần Giáo. Nhiều hộ dân được sơ tán khẩn cấp.- Thống đốc khu vực biên giới Ben-gô-rốt của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn khu vực, trước các cuộc tấn công liên tục của lực lượng Ucraina.- Kinh tế khó khăn khiến số lượng kỷ lục hơn 130.000 người rời khỏi New Ziland để đến quốc gia khác sinh sống.
Động lực cho thương mại điện tử tiếp tục bứt phá trong năm 2024- Kinh tế biển xanh - hướng đến phát triển bền vững.- Xây dựng thương hiệu cho vùng Đông Nam bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng. Đã có rất nhiều Hội nghị, hội thảo, chương trình kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa được triển khai. Cũng có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Tuy vậy, hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền ở thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu vẫn còn gian nan. Diễn đàn chủ nhật hôm nay bàn về chủ đề: "Kết nối tiêu thụ hàng hoá của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics VN.
Đang phát
Live