
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hơn 25% song bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển thương mại điện tử Việt Nam gặp một số khó khăn, thách thức. Việt Nam cần xây dựng tầm nhìn phát triển thương mại điện tử bền vững.
Tổng doanh thu từ quản lý thuế thương mại điện tử trong năm 2023 là 3,5 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng; Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công an hoàn thành việc tích hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các nền tảng quản lý thuế của cơ quan thuế; Kể từ ngày 1/1/2025, sẽ sử dụng số căn cước công dân làm mã số thuế, bỏ mã số thuế cá nhân để giảm phiền hà cho người dân… Đó là những thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị chuẩn bị sơ kết 1 năm triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ban hành ngày 30/5/2023) về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ, do Bộ Tài chính tổ chức hôm nay (26/4) tại Hà Nội.
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra và thu giữ gần 10.000 sản phẩm tai nghe, loa Bluetooth có dấu hiệu giả thương hiệu nổi tiếng, tại một kho hàng ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Trị giá lô hàng vi phạm lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói, số hàng hoá giả mạo thương hiệu có trị giá lớn này hoàn toàn được kinh doanh trên môi trường thương mại điệu tử với chiêu vi phạm tinh vi. Xác định việc gian lận trên môi trường thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp, vì vậy Tổng cục QLTT sẽ tăng cường phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh trên thương mại điện tử.
Thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt.- Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.- Lạng Sơn: Dồn lực cho tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị.
Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Tuy vậy, dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thương mại điện tử cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, số lượng phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các giao dịch thương mại điện tử đang có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số đơn, thư, phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng.
Giải pháp nào đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua nền tảng thương mại điện tử?- Đẩy mạnh liên kết để tạo sức bật cho ngành công nghiệp hỗ trợ.- Đà Nẵng - Điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xuất khẩu thông qua các nền tảng thương mại điện tử đang trở thành xu hướng được các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tồn tại một số hạn chế. Vậy, giải pháp nào đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua nền tảng thương mại điện tử?
Dù được đánh giá có tiềm năng lớn, thương mại điện tử vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; an toàn, an ninh thông tin cá nhân... Một loạt các vụ đột kích kiểm tra kho hàng vừa qua của lực lượng chức năng cho thấy: còn nhiều gian nan để quản lý loại hình này.
Năm 2024, công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tiếp tục gắn với chủ đề “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”. Chủ đề nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến. Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng Top đầu thế giới. Dù có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập, thách thức. Một trong số đó là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, 15 tháng 3, Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn luận chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử”. Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng top đầu thế giới – ngày càng định hình vai trò “dẫn dắt nền kinh tế số”. Dù đã và đang có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng cho thấy nhiều bất cập, thách thức mục tiêu “xanh hoá” và phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn nhất là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Diễn đàn hưởng ứng các hoạt động vì Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đề cập thực tế niềm tin thương mại số. Các vị khách mời sẽ khuyến nghị, hy vọng tìm giải pháp cho vấn đề: Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam; Chuyên gia Trần Quý – Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam từ đầu tàu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh
Đang phát
Live