Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường vừa ký ban hành Công văn số 2997, gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong cả nước, yêu cầu “Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử”. Điều này cho thấy, chống hàng giả trên thương mại điện tử tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng Quản lý thị trường trong thời gian tới.
Sáng nay (15/10) tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”. Diễn đàn tập trung thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số toàn trình cho các chu trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù, những năm gần đây, các quy định pháp luật về thuế đã được điều chỉnh và khá bao quát đối với lĩnh vực TMĐT, thất thu thuế đã phần nào được hạn chế nhưng vấn đề quản lý thu thuế đối với TMĐT vẫn luôn là vấn đề nóng, là thách thức đối với cơ quan quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quản lý thuế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT, phối hợp với cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện vụ việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả nhãn hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử, thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm. Từ nay đến cuối năm, “Tăng cường công tác đấu tranh, chống hàng giả trên thương mại điện tử” tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường, nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 319 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.
Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển nhanh chóng đang là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Đặc biệt, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Đồng thời, những lĩnh vực mới nổi như truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với cam kết trả mức lương cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội.
Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng giao thông- Giao dịch xăng dầu trên sàn- tạo thị trường công khai, minh bạch- Thái Nguyên tăng cường các biện pháp quản lý thương mại điện tử.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng
Những cái nhất của Công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.- Doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới trong thương mại điện tử.
Đang phát
Live