Tính đến nay chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 16 năm, đã có trên 100.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Thành công của chương trình là đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp số ngoại tệ không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt Nam và góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam– Hàn Quốc. Đến nay có khoảng 70.000 lượt người lao động đã về nước, đây là con số không nhỏ, là nguồn lao động quý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ đối với người lao động EPS về nước để tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của đất nước Hàn Quốc này. Khách mời là ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Ha Sang Jin – Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngành du lịch chưa kịp hồi phục sau 3 tháng đóng băng vì Covid 19, đã tiếp tục bị tác động bởi đợt dịch thứ 2. Lượng khách hủy tour lên tới 95 đến 100% vào dịp cuối tháng 7 và trong tháng 8 - hai tháng được coi là cao điểm của du lịch nội địa, khiến cho các doanh nghiệp du lịch lâm vào cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Với nhiều doanh nghiệp lữ hành, để có thể duy trì và “sống” được qua mùa Covid-19, họ rất cần những chính sách hỗ trợ trước mắt và cả lâu dài để có thể tiếp tục cầm cự, chờ đợi một đợt khôi phục mới. Đồng thời, đây cũng là một sự chuẩn bị cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để khi ngành du lịch quay trở lại hoạt động bình thường, sẽ không có cảnh thiếu hụt nhân sự xảy ra. Ghi nhận của phóng viên Huyền Trang:
- Hà Nội tăng cường hỗ trợ vốn cho người lao động hoàn cảnh khó khăn tiếp cận phát triển kinh tế gia đình. - Các mô hình kinh tế hợp tác- Đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương.
Theo dự kiến, dự thảo Luật công đoàn sửa đổi sẽ được trình các đại biểu xem xét, thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới đây. Vậy dự thảo Luật này sửa đổi những vấn đề gì? Các quy định đó sẽ tác động thế nào đến xã hội và tạo thuận lợi cho các đoàn viên công đoàn, người lao động trong tương lai? Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thành viên ban soạn thảo luật công đoàn sửa đổi sẽ thông tin tới quý vị thính giả.
Do dịch bệnh bùng phát tại thành phố Đà Nẵng, hơn một tháng qua, công tác chi trả hỗ trợ cho người dân bị chậm tiến độ. Hiện, UBND các quận, huyện của thành phố đang khẩn trương chi trả gói hỗ trợ này cho nhóm người lao động trong tháng 9, đồng thời tiếp tục rà soát đối tượng mới được thành phố bổ sung để tiến hành hỗ trợ trong thời gian tới. PV Phương Cúc tại miền Trung phản ánh:
Dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp bị ngưng trệ, kéo theo đó là hàng triệu lao động mất việc làm. Chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp trở nên hữu dụng hơn bất cứ thời điểm nào. Đáng chú ý, vì không biết hoặc hiểu chưa rõ về chính sách, nhiều lao động đã và đang để vuột mất nguồn lợi thiết yếu, trong giai đoạn khó khăn vì đại dịch. Ông Lê Quang Trung – Nguyên Phó Cục trưởng Thường trực Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và xã hội sẽ cung cấp thông tin thực tiễn – hỗ trợ quý vị và các bạn hưởng lợi tối ưu từ nguồn an sinh này.
- Tăng cường các biện pháp kết nối thông tin việc làm cho người lao động.- Các địa phương miền núi triển khai tích cực các chính sách để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.
- Doanh nghiệp và người lao động Đà Nẵng vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa tham gia sản xuất như thế nào?- Giúp người nghèo “cần câu”.- Xoá đói giảm nghèo bằng những mô hình đặc biệt.
- Doanh nghiệp và người lao động cần đổi mới để thích ứng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay?- Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng hỗ trợ người nghèo vươn lên, phát triển kinh tế tại huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Đang phát
Live