
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nghị quyết 68 không chỉ bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống, khẩn trương, kịp thời chi trả cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đã, đang, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là những người lao động, trụ cột thu nhập chính của gia đình và cũng là những người đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đảm bảo đời sống của người lao động trong khó khăn do đại dịch gây ra, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách. Các địa phương cũng đã tích cực triển khai các chính sách để những gói hỗ trợ này đến tay người lao động gặp khó một cách kịp thời. Tác động của đại dịch có thể òn lâu dài và tiềm ẩn nhiều biến động khó lương. Giải pháp căn cơ nào để người lao động có thể ổn định cuộc sống lâu dài và sớm phát huy vai trò chủ lực của mình? Chương trình Đối thoại hôm nay sự tham gia của các vị khách mời là Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bà Phạm Nguyên Cường, chuyên gia về an sinh xã hội sẽ cùng trao đổi về chủ đề: Bảo đảm cuộc sống của người lao động trong khó khăn của dịch bệnh.
Các địa phương đang giãn cách xã hội cần triển khai các gói hỗ trợ cấp bách như thế nào để giữ chân người lao động?- Doanh nghiệp ở Kenya tận dụng bèo tây - thực vật gây hại để làm nguyên liệu đun nấu.- Người dân Hà Nội hiến máu giúp sức cùng miền Nam chống dịch
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
Đợt dịch thứ 4 lan rộng đang khiến nhiều nơi bị phong tỏa, doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; kéo theo hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc. Có thể nói, chưa bao giờ hàng triệu công nhân lao động lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách hỗ trợ kịp thời cho những người yếu thế, trong đó có công nhân bị mất việc và có hoàn cảnh khó khăn. Đó là gói 62.000 tỷ đồng, và gần đây là Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Cùng với Chính phủ, chính quyền địa phương, công đoàn các cấp thời gian qua cũng đã đồng hành sát cánh cùng công nhân chung sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Đợt dịch thứ 4 lan rộng đang khiến nhiều nơi bị phong tỏa, doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; kéo theo hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc. Có thể nói, chưa bao giờ hàng triệu công nhân lao động lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách hỗ trợ kịp thời cho những người yếu thế, trong đó có công nhân bị mất việc và có hoàn cảnh khó khăn. Đó là gói 62 nghìn tỷ đồng, và gần đây là Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Cùng với Chính phủ, chính quyền địa phương, công đoàn các cấp thời gian qua cũng đã đồng hành sát cánh cùng công nhân chung sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Điểm tựa vững chắc của người lao động: Những nỗ lực đồng hành cùng công nhân lao động chống dịch ổn định cuộc sống.- Album “Planet Her” của nữ ca sĩ Doja Cat.- Trường ca “Ngang qua bình minh” của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai.
Theo BHXH Việt Nam, đã có trên 375.000 doanh nghiệp với hơn 11,2 triệu người lao động được hỗ trợ từ chính sách giảm đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết 68.
Tối nay 16/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc họp không chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC bằng hình thức trực tuyến theo lời mời của Thủ tướng New zealand, Chủ tịch APEC năm 2021- Dự báo, số ca mắc và tử vong do Covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sẽ còn tăng trong những ngày tới. Vì thế, các địa phương cần đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn- Tiếp tục loạt phóng sự “Bắc Ninh, nhiều giải pháp chưa có tiền lệ để đạt mục tiêu kép”, chương trình chiều nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Duy trì thành quả, bảo vệ thành trì”- Một máy bay chở khách của Nga bị mất tích tại vùng Seberi- Sau 9 tháng tạm dừng hoạt động, Tháp Eiffel, biểu tượng của Pari, thủ đô nước Pháp mở cửa trở lại để đón khách
Kết luận Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 mục tiêu quan trọng và chỉ đạo các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kịp thời kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh COVID 19- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026- Trong 3 đợt bùng phát dịch vừa qua, đã có hơn 255 nghìn người lao động được hỗ trợ hơn 176 tỷ đồng Từ hôm nay, các ngân hàng thương mại bắt đầu giảm lãi suất các khoản vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19- Thủ tướng Đức bắt đầu thăm Mỹ - chuyến thăm mang tính biểu tượng kết nối 2 bờ Đại Tây Dương- Lực lượng Taliban đề xuất ngừng bắn 3 tháng tại Afganistan, đổi lại việc trả tự do cho tù nhân
Đang phát
Live