
Với nhiều đơn hàng đã ký đến hết năm nay, các doanh nghiệp dệt may xác định, để ứng phó với dịch Covid-19 thì việc tiêm vaccine cho người lao động sẽ đảm bảo ổn định sản xuất trong thời gian tới.
Chủ trì hội nghị trực tuyến với Ủy ban Bầu cử thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi về công tác chuẩn bị bầu cử, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia yêu cầu Bảo vệ an toàn tuyệt đối khu vực bỏ phiếu, hòm phiếu.- Hôm nay 1 số địa phương tổ chức bầu cử.- Tổ công tác về thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã tổ chức phiên họp lần thứ hai, trong đó cho biết sẽ rà soát công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu không để đoàn viên, người lao động trong khu cách ly, phong tỏa bị thiếu đói. Trong khi đó, tất cả các công đoàn cơ sở doanh nghiệp tại Hà Nội đều thành lập “Tổ an toàn COVID-19” với hơn 7.800 người tham gia.- Israel và lực lượng Hamas của Palestine đạt thỏa thuận ngừng bắn sau 11 ngày xung đột căng thẳng. Cộng đồng quốc tế hoan nghênh thỏa thuận này, mong muốn thỏa thuận sẽ được thực thi và kéo dài trên thực tế.- Các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận về việc áp dụng một dạng giấy thông hành Covid, nhằm cho phép công dân châu Âu được tự do đi lại trong thời gian tới, trong bối cảnh mùa du lịch Hè đã bắt đầu.
Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thương làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nhưng, nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi không may xảy ra rủi ro trong quá trình lao động, người lao động sẽ được bù đắp một phần tổn thất. Đây chính là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích.
Tại Hà Nội vừa diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Khát vọng - Tỏa sáng” chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước, nhân dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.- Trung Quốc kêu gọi Mỹ đưa quan hệ 2 nước trở về quỹ đạo.- Quân đội Myanmar bổ nhiệm nhiều vị trí sau khi tiến hành lật đổ chính phủ dân sự.
Với những người lao động xa nhà, mỗi khi Tết đến Xuân về đều mong mỏi được trở về đoàn tụ với gia đình đón một Xuân đấm ấm, an vui. Thế nhưng, có đến 70% công nhân đang làm việc tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp ở TP HCM không về quê ăn Tết là con số được ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Khu chế xuất, Khu công nghiệp TP HCM thông tin trong những ngày gần đây. Con số này đã gây sự chú ý của dư luận. Tăng hơn 20% con số công nhân ở lại nơi mình làm việc không về quê ăn Tết so với năm 2019 là con số không hề nhỏ. Vậy, lí do mà người lao động không về quê ăn tết là gì? Các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn có những hỗ trợ như thế nào cho người lao động? Đây là câu chuyện được bàn trong Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của khách mời là bà Vũ Thị Loan, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - chính sách và thi đua khen thưởng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban chính sách - Pháp luật, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh.
- Những hỗ trợ như thế nào để người lao động xa quê đón Tết đầm ấm?- Bến Tre lắp đặt 13 bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam.- Thực hành lối sống xanh, chung tay bảo vệ môi trường.
Tròn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Như thường lệ, khoảng thời gian cận Tết, nội dung bất cứ ai cũng quan tâm là “lương-thưởng”. Nếu nhiều năm trước, thực tế nơi thưởng vàng ròng-nơi mong chẳng thấy là chủ đề chính trên hầu khắp các phương tiện truyền thông, thì năm nay, nhiều dòng thông tin cả chính thống và mạng xã hội cho thấy, nhiều người quan tâm quy định “doanh nghiệp được thưởng bằng hiện vật” - theo Bộ Luật Lao động 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021. Đa phần trong số này lo lắng giới chủ ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực – ngành nghề sẽ “lạm dụng” quy định này – khiến cho công nhân-lao động vốn đã khó khăn suốt 1 năm trời, càng khó để có một cái Tết sum vầy-đúng nghĩa. Làm thế nào để doanh nghiệp-giới chủ không lạm dụng quy định – đẩy khó cho người lao động?” là chủ đề Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của bà Trần Thị Lan Anh – Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám Đốc Văn phòng giới sử dụng lao động và ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Làm thế nào để doanh nghiệp - giới chủ không lạm dụng quy định – đẩy khó cho người lao động?- Những cây sưởi, ấm áp tình người ở Bệnh viện Bạch Mai.
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho Bộ đội xuất ngũ với gần 1.400 chỉ tiêu việc làm với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng cho người lao động, bộ đội xuất ngũ trong phiên giao dịch. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh:
Không chỉ nợ đóng bảo hiểm xã hội của hơn 500 công nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ Tú, ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương còn vừa bán đứt công ty cho một nhà đầu tư khác. Chủ cũ-chủ mới chưa thống nhất được việc đóng bảo hiểm xã hội; lương tháng 12 và khoản tiền chờ đợi nhất trong năm là thưởng Tết, liệu có mất hút cùng, sau quyết định này? Hàng trăm công nhân công ty đã ngưng việc, tụ tập đòi quyền lợi. Liệu quyền lợi của họ có được đảm bảo? Bà Trần Thị Thanh Hà – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Cơ quan đại diện quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Đang phát
Live