
Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đang được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng đối tượng.
Thu nhập bình quân cao nhất của người lao động thuộc về các cơ quan quốc tế và bảo hiểm.- Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý 4.- Giá dầu trên cơ sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát động Chương trình trao tặng 100.000 voucher du lịch dành cho lực lượng tuyến đầu đã tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19- Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 128 của Chính phủ, quy định tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”- Nga tuyên bố, sẵn sàng tăng lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu nếu được đề nghị- Australia bắt giữ lô ma túy có giá trị kỷ lục, lên tới 104 triệu USD
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao về cải cách tư pháp.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc về chính sách tài khóa và tiền tệ.- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đôn đốc các địa phương đẩy nhanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tiến tới sớm khôi phục thị trường lao động để phát triển kinh tế.- Dòng người từ Tây nguyên quay lại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai tăng mạnh. Đây là nguồn lao động quý báu thúc đẩy sự phục hồi, phát triển sản xuất cho các nhà máy, doanh nghiệp sau thời gian ngừng hoạt động.- Hà Tĩnh liên tiếp xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá do mưa lớn sau bão số 8.- Lãnh đạo ngoại giao các nước ASEAN tổ chức cuộc họp đặc biệt, cân nhắc việc mời quân đội Myanmar dự Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào cuối tháng này.
Trong những ngày qua, đề xuất bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa 200 - 300 giờ trong năm cho tất cả các ngành nghề, công việc của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động.Vậy, điều này sẽ tác động như thế nào đến người lao động và doanh nghiệp? Và trong bối cảnh sống chung với dịch Covid 19, những điều chỉnh chính sách nào là cần thiết để đảm bảo cuộc sống của người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt nam và bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học lao động và xã hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội
Hôm nay (8/10), Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình "10 nghìn lít xăng miễn phí" hỗ trợ người lao động các tỉnh phía Nam đi xe máy về quê ngang qua địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trong đợt dịch thứ 4, từ 27/4 đến nay, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã triển khai 95 chuyến “Xe buýt Siêu thị 0 đồng” với hơn 46 nghìn “Túi an sinh Công đoàn” để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cho đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tổng trị giá hàng hóa hơn 9 tỷ đồng.
Làn sóng người lao động rời TP Hồ Chí Minh và các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở về quê chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, mỗi ngày có đến hàng chục ngàn người kéo nhau tản cư. Đó là một hiện tượng, một vấn đề xã hội không thể cưỡng, thậm chí có thể có những phức tạp, nan giải phát sinh do dịch bệnh gia tăng. Vậy, giải pháp nào để tổ chức đưa đón, đảm bảo an sinh cho người lao động tự về quê? BTV Đài TNVN trao đổi cùng ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về nội dung này.
Ngay khi TP. HCM và một số tỉnh thành phía Nam nới lỏng giãn cách, hàng chục nghìn người dân đổ về các tỉnh miền Tây và miền Trung khiến các khu cách ly tập trung tại đây quá tải và gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra các địa phương. Nhưng điều quan trọng hơn nữa đó là sự thiếu hụt số lượng lớn lao động tại các tỉnh phía Nam khi trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp phục hồi, tái sản xuất trong những tháng cuối năm. Cần làm gì để người lao động yên tâm ở lại, ổn định sản xuất?
Theo số liệu thống kê tại 20/63 tỉnh, thành phố trong ngày đầu thực hiện, triển khai Nghị quyết 116, Quyết định 28 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tính đến cuối ngày 1/10, gần 3.600 người lao động được chi trả tiền hỗ trợ với tổng số tiền hơn 10,3 tỷ đồng; Hơn 137.800 người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào quỹ bải hiểm thất nghiệp (BHTN) trong thời gian 12 tháng (từ 01/10/21 đến 30/9/22) cho khoảng hơn 4 triệu 400 nghìn người lao động với tổng số tiền gần 3.470 tỷ đồng.
Đang phát
Live