Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Đức bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 30.000 tỷ đồng.- Việt Nam sản xuất thành công lô vaccine Sputnik V đầu tiên từ bán thành phẩm.- Bão số 6 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.- Mỹ sẵn sàng tham gia các sáng kiến "xây dựng lòng tin" với Triều Tiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Phiên họp cấp cao của HĐBA LHQ về an ninh khí hậu, đề xuất Liên hợp quốc thiết lập cơ sở dữ liệu tổng thể về tác động đa chiều của nước biển dâng, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách ứng phó ở cấp độ toàn cầu.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.- Việt Nam sản xuất thành công lô vaccine SPUTNIK V đầu tiên.- Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển loại vắc xin có khả năng ngăn ngừa được các loại biến thể của SARS-COV2
Đồng hành, chia sẻ với người lao động để cùng vượt qua dịch bệnh.- Album “Gold” của ABBA, album đã trụ vững trên bảng xếp hạng nước Anh suốt 19 năm.- Những nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 trong cả nước.
Như Đài TNVN đã phản ánh việc lao động tự do có tạm trú tại TP Hà Nội, muốn nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng từ gói 26.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 3642 của UBND thành phố Hà Nội, thì phải về nơi thường trú xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại. Thủ tục này đã gây phiền hà cho người dân bởi nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và nguy cơ lây nhiễm cao trong bối cảnh dịch bệnh diễn bến phức tạp. Về việc này, thành phố Hà Nội đã kịp thời lắng nghe và đã sửa quy định, lao động tự do tạm trú ở Hà Nội không phải về quê xin xác nhận hỗ trợ.
- Các địa phương vùng dịch khẩn trương hỗ trợ người lao động tự do và người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. - Đắk Lắk: Nhiều đoàn viên thanh niên viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng chống dịch.
Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ một trong những nhiệm vụ bao trùm, quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc là tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu chuẩn bị tốt nhất việc tham dự Đại hội đồng AIPA – 42, tổ chức trực tuyến từ ngày 23 - 25/8 do Vương quốc Brunei, Chủ tịch AIPA - 42 chủ trì- Bộ Y tế đề nghị tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề các tập thể, cá nhân có liên quan vụ việc "5 bệnh viện không nhận cấp cứu dẫn đến bệnh nhân tử vong"- Afganishtan đang diễn ra cuộc di tản lớn lịch sử. Gần 70 quốc gia cùng ra một tuyên bố chung đề nghị Taliban tạo điều kiện để người dân Afghanistan và các công dân nước ngoài được rời khỏi Afghanistan theo nguyện vọng, an toàn- Ít nhất 1300 người thiệt mạng trong trận động đất tại Haiiti, tình hình càng xấu hơn khi một cơn bão lớn dự báo sẽ đổ vào quốc gia này- Các nhà khoa học Nga nghiên cứu ra một loại vật liệu có khả năng tiêu diệt virus Sar Covi2 trong vài giây
Theo nhận định và tính toán của nhiều chuyên gia và nhà khoa học, với lượng vaccine được cam kết sẽ bàn giao trong quý III và quý IV năm nay, cùng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, thì mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022 là khả thi. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào việc mở cửa lại và khôi phục hoạt động kinh tế vào đầu quý II/2022. Khi đó trường lao động sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên nếu không chuẩn bị từ bây giờ, sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc giữ chân người lao động trong dịch bệnh, Chính phủ và các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ, đào tạo và đào tạo lại để người lao động có thể quay lại thị trường lao đống sớm nhất có thể. Cùng với đó là sự chủ động tham gia thị trường của chính người lao động. Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh. Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau.
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nghị quyết 68 không chỉ bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống, khẩn trương, kịp thời chi trả cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đã, đang, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là những người lao động, trụ cột thu nhập chính của gia đình và cũng là những người đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đảm bảo đời sống của người lao động trong khó khăn do đại dịch gây ra, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách. Các địa phương cũng đã tích cực triển khai các chính sách để những gói hỗ trợ này đến tay người lao động gặp khó một cách kịp thời. Tác động của đại dịch có thể òn lâu dài và tiềm ẩn nhiều biến động khó lương. Giải pháp căn cơ nào để người lao động có thể ổn định cuộc sống lâu dài và sớm phát huy vai trò chủ lực của mình? Chương trình Đối thoại hôm nay sự tham gia của các vị khách mời là Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bà Phạm Nguyên Cường, chuyên gia về an sinh xã hội sẽ cùng trao đổi về chủ đề: Bảo đảm cuộc sống của người lao động trong khó khăn của dịch bệnh.
Các địa phương đang giãn cách xã hội cần triển khai các gói hỗ trợ cấp bách như thế nào để giữ chân người lao động?- Doanh nghiệp ở Kenya tận dụng bèo tây - thực vật gây hại để làm nguyên liệu đun nấu.- Người dân Hà Nội hiến máu giúp sức cùng miền Nam chống dịch
Đang phát
Live