Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vì thế việc thực hiện các quy định của Luật bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy nhưng trong thời gian qua, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động có chiều hướng gia tăng, không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy cần giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Bảo hiểm xã hội - hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19.-Long An: Những bất cập chuyện giải quyết tiền lương và bảo hiểm y tế cho F0 công nhân.-Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD vào năm 2022.
Tham dự Hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 3 trọng tâm APEC cần thực hiện- Bộ Y tế khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp 1, đào tạo 50 bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng sâu vùng xa, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao ngay tại địa bàn mình sinh sống- Huân chương danh dự của Hoàng gia Anh vinh danh nghệ sỹ, nhà bảo trợ từ thiện Elton John
Sau hơn một tháng thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, tại TP.HCM, người lao động và người sử dụng lao động đều phấn khởi khi nhận hỗ trợ. TP.HCM là địa phương có số người lao động đông nhất cả nước, đến nay đã chi trả cho 86% tổng số lao động thuộc đối tượng nhận hỗ trợ.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Công văn 643 gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Tháp về việc hỗ trợ đưa lao động trở lại Bình Dương làm việc.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đã khiến 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Trong đó, hơn 600 nghìn lao động di cư về quê tại các tỉnh phía Nam. Hiện, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc mới chỉ đạt 60 đến 70% so với nhu cầu doanh nghiệp. Để khôi phục lại chuỗi lao động bị đứt gãy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng 2 phương án cung ứng lao động qua đào tạo, góp phần bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng cần có giải pháp căn cơ, dài hạn và điều quan trọng nhất là phải khống chế được dịch bệnh.
Dịch bệnh Covid-19 phức tạp kéo dài, khiến không ít công nhân, người lao động tại TP.HCM bị mất việc hoặc phải tạm nghỉ việc, rơi vào cảnh khó khăn. Hiện nay, dù TP.HCM đã cho phép một số ngành nghề được hoạt động trở lại, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục…thất nghiệp, chật vật bám trụ TP, mong chờ đến ngày đi làm.
Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đang được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng đối tượng.
Thu nhập bình quân cao nhất của người lao động thuộc về các cơ quan quốc tế và bảo hiểm.- Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý 4.- Giá dầu trên cơ sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát động Chương trình trao tặng 100.000 voucher du lịch dành cho lực lượng tuyến đầu đã tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19- Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 128 của Chính phủ, quy định tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”- Nga tuyên bố, sẵn sàng tăng lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu nếu được đề nghị- Australia bắt giữ lô ma túy có giá trị kỷ lục, lên tới 104 triệu USD
Đang phát
Live