Từ hôm nay 9/7, TPHCM và tỉnh Đồng Nai bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày để dập dịch COVID 19- Bộ Công Thương vừa đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải cùng tháo gỡ thủ tục, "tạo luồng ưu tiên đặc biệt" cho phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu vào TPHCM- Để phòng chống COVID 19, Hà Nội dừng xe khách đi 14 tỉnh, thành phố và ngược lại- Một số vấn đề cần lưu ý sau đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm nay- Indonesia đứng thứ 3 toàn cầu về số ca mắc mới COVID 19 trong 1 ngày, chỉ sau Brazil và Ấn Độ- Các sự kiện thi đấu Olympic ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Chiba, Kanagawa và Saitama của Nhật Bản sẽ diễn ra mà không có khán giả
Trong khi người lao động và người sử dụng lao động đã “kiệt sức” thì dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước tình hình này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động với giá trị 26 nghìn tỷ đồng và mới đây (7/7), là Quyết định số 23 nhằm quy phạm hóa việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, trong số 12 nhóm chính sách hỗ trợ, có 7 chính sách hỗ trợ tiền mặt 1 lần cho người lao động trực tiếp bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch Covid-19 từ 1 triệu 500 nghìn đồng/người đến 3 triệu 710 nghìn đồng/người, trong khi lao động tự do được hỗ trợ ít nhất là 1 triệu 500 nghìn đồng/người. Trong tuần này, đối tượng đủ điều kiện có thể được nhận hỗ trợ.
Thủ tướng có công điện “Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng” yêu cầu các địa phương sẵn sàng thực hiện sơ tán dân khi cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân- Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại các dự án BT sử dụng quỹ đất thanh toán tại sân bay Nha Trang, Khánh Hòa- “Diễn đàn bình đẳng thế hệ” cam kết đóng góp 40 tỷ đôla tài trợ thúc đẩy bình đẳng giới- Hiện tượng “vòm nhiệt” gây nắng nóng bất thường ở Mỹ và Canada
Làm việc trực tuyến với Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn-Việt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống COVID-19- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm Quân chính toàn quân- Dự kì họp HĐND tỉnh Đắc Lắc, CTQH Vương Đình Huệ mong muốn Đắc Lắc thực sự trở thành trung tâm của vùng Tây Nguyên, tầm nhìn trở thành trung tâm của tam giác phát triển Việt Lào Campuchia và tiểu vùng Mê Công- Tổng thống Nga V. Putin đối thoại trực tiếp với người dân, giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến cuộc chiến chống dịch Covid-19, việc nâng cao thu nhập của người dân và chống đói nghèo
Hơn hai tháng bùng phát, đợt dịch Covid 19 lần thứ tư đã lan ra 50 tỉnh thành phố với số ca nhiễm vượt 16 nghìn 500 người. Dịch đã xâm nhập các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đe dọa sản xuất các tỉnh thành phía nam như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự báo dịch bệnh nếu tiếp tục tác động xấu tới khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động phải cách ly, ngừng việc có thể lên tới 2 đến 2,5 triệu người. Trước tình hình này, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng Covid-19. Tuy nhiên, làm thế nào để gói hỗ trợ kinh tế lần 2 của Chính phủ đến với người lao động nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.
Trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 khiến việc kinh doanh của một số ngành nghề như dịch vụ, du lịch, nhà hàng, logistic chậm lại. Đặc biệt ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Tại Hà Nội, hàng chục nghìn người lao động mất việc làm, phải chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, người lao động đã chủ động thay đổi và thích ứng để ổn định đời sống.
- Bộ Chính trị họp cho ý kiến về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19.- Tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. TPHCM vừa ghi nhận 667 ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, cao nhất từ trước đến nay. Thành phố xác định 21 chuỗi lây nhiễm ngoài cộng đồng tại các chợ đầu mối, các công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.- Hội đồng Đạo đức Quốc gia quyết định đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vaccine Nanocovac, đến giữa tháng 8 tới sẽ hoàn thành tiêm thử nghiệm giai đoạn 3, sớm hơn vài tháng so với dự kiến ban đầu.- Nhật Bản tiếp tục cung cấp thêm 1 triệu liều vắc-xin AstraZeneca cho Việt Nam.- Nhiều chuyên gia kinh tế phản đối kiến nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam đưa lãi suất tiền gửi đồng VN dần về mức 0%.- Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu bác bỏ đề xuất của Đức và Pháp về việc tái khởi động các cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin sau nhiều năm bị đóng băng.- Tổng thống Mỹ phê chuẩn sắc lệnh tình trạng khẩn cấp tại bang Florida sau vụ sập nhà làm ít nhất 3 người thiệt mạng, 10 người bị thương và gần 100 người mất tích.
Với nhiều đơn hàng đã ký đến hết năm nay, các doanh nghiệp dệt may xác định, để ứng phó với dịch Covid-19 thì việc tiêm vaccine cho người lao động sẽ đảm bảo ổn định sản xuất trong thời gian tới.
Chủ trì hội nghị trực tuyến với Ủy ban Bầu cử thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi về công tác chuẩn bị bầu cử, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia yêu cầu Bảo vệ an toàn tuyệt đối khu vực bỏ phiếu, hòm phiếu.- Hôm nay 1 số địa phương tổ chức bầu cử.- Tổ công tác về thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã tổ chức phiên họp lần thứ hai, trong đó cho biết sẽ rà soát công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu không để đoàn viên, người lao động trong khu cách ly, phong tỏa bị thiếu đói. Trong khi đó, tất cả các công đoàn cơ sở doanh nghiệp tại Hà Nội đều thành lập “Tổ an toàn COVID-19” với hơn 7.800 người tham gia.- Israel và lực lượng Hamas của Palestine đạt thỏa thuận ngừng bắn sau 11 ngày xung đột căng thẳng. Cộng đồng quốc tế hoan nghênh thỏa thuận này, mong muốn thỏa thuận sẽ được thực thi và kéo dài trên thực tế.- Các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận về việc áp dụng một dạng giấy thông hành Covid, nhằm cho phép công dân châu Âu được tự do đi lại trong thời gian tới, trong bối cảnh mùa du lịch Hè đã bắt đầu.
Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thương làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nhưng, nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi không may xảy ra rủi ro trong quá trình lao động, người lao động sẽ được bù đắp một phần tổn thất. Đây chính là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích.
Đang phát
Live