Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới” do Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, để phát triển kinh tế tuần hoàn, vấn đề cấp bách đang được đặt ra là nhanh chóng ban hành các chính sách và giải pháp để huy động được nhiều chủ thể tham gia.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vững vàng, trong bối cảnh nhiều yếu tố bất định của môi trường bên ngoài, và có khả năng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay. Đây là kết luận được đưa ra tại buổi công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á tháng 9 và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
Kinh tế nông nghiệp xanh là hướng đi mới, đã và đang mang lại hiệu quả tích cực ở huyện vùng cao Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Bằng chứng rõ nét nhất là đến nay, thu nhập bình quân của huyện đã đạt gần 50 triệu đồng/người/năm và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mỗi năm địa phương giảm bình quân khoảng 4% số hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo ở huyện đến nay chỉ còn 11%, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Sáng nay (25/9) tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”. Diễn đàn nhằm tập trung đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, đồng thời cập nhập những diễn biến chính sách mới trên thế giới. Bên cạnh đó góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện, bổ sung các giải pháp mang tính then chốt, đặc thù, vượt trội đối với ngành/lĩnh vực và tạo động lực, huy động nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục và tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm cho đến tháng 09 với kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 7% cả năm 2024. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng 6,93% trong quý II/2024, cao hơn mức 5,66% vào quý I/2024 tạo cơ sở để chúng ta tin tưởng vào một kỳ tích mới của kinh tế Việt Nam năm 2024. Điều này cũng là cảm quan chung của các tổ chức kinh tế khi nhìn nhận về nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cơn bão số 3 Yagi vừa qua đã tàn phá ghê gớm ở 26 tỉnh phía bắc, gây ra hậu quả nặng nề. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng 6,8-7%. Trước thực tế này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143, ngày 17/09/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, giám đốc công ty Economica Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong chương trình thời sự trưa nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
- Tăng cường kết nối ASEAN trong thúc đẩy kinh tế sáng tạo - Malaysia quyết tâm xử lý tình trạng bạo hành, lạm dụng trẻ em trong các cơ sở từ thiện - Singapore giáo dục môi trường cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Để trang bị cho sinh viên có kỹ năng tiếng Anh bài bản hơn, nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra, sáng 18/09, Đại học Kinh tế - tài chính thành phố Hồ Chí Minh đã ký hợp tác với hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English với mục tiêu giúp sinh viên của trường đạt chuẩn tiếng Anh đầu ra IELTS quốc tế một cách thuận lợi và hiệu quả. Thông qua Chương trình hợp tác này, sinh viên trường Đại học Kinh tế - tài chính thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tiếp cận với phương pháp học mới, rèn luyện khả năng tư duy logic với phương pháp Linearthinking; Trải nghiệm học tập với nền tảng công nghệ hiện đại, giúp việc ôn luyện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chương trình không chỉ giúp sinh viên đạt được các chứng chỉ quốc tế như IELTS mà còn nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong quá trình học tập, thực hành kỹ năng nói trôi chảy, tự tin khi giao tiếp.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM-56) và các hội nghị liên quan tại thủ đô Vientiane Lào, ngày 17/9 đã diễn Hội nghị AEM-56.
Trong 2 thập kỷ qua, các nước châu Á cũng như ASEAN đã đạt được nhiều thành công trong nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo, đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực. Đây là nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo “Thái Lan và Nền kinh tế sáng tạo ASEAN” diễn ra hôm 16/9 tại Bangkok, Thái Lan, khẳng định tầm quan trọng của tăng cường kết nối ASEAN trong thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế sáng tạo - động lực tăng trưởng kinh tế chủ chốt của thế giới.
Đang phát
Live