Trong sáng nay, Ủy ban TVQH chất vấn đối với nhóm lĩnh vực kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết hôm nay đã trình Chính phủ biểu giá điện giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Theo đó, bậc 1 tính từ từ 0 kwh đến đến 100 kwh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm rõ các giải pháp gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam, góp phần ổn định xuất khẩu, tăng thu nhập người dân. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh việc phát huy được giá trị văn hóa bản địa, giá trị văn hóa truyền thống để thu hút khách du lịch. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các thành tựu và chính sách về kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, cũng là một trong những lĩnh vực được các ứng cử viên tập trung tìm kiếm lợi thế. Cuộc bầu cử năm nay cũng vậy, nắm bắt tâm lý cử tri, nhằm tăng tốc cho cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng, mới đây, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ và Cộng hoà là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã cùng công bố các sách lược kinh tế trọng tâm nếu đắc cử. Được đánh giá đều có chung mục tiêu là giúp người dân Mỹ sớm thoát khỏi tình trạng lạm phát hay giảm thuế; nhưng cách tiếp cận cũng như hướng triển khai dự kiến của mỗi ứng cử viên lại có những điểm khác biệt - tạo nên những dấu ấn cạnh tranh riêng!
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Ngành học về Kinh tế và Quản lý là lĩnh vực đào tạo nhân lực quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chương trình đào tạo của ngành này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc về các nguyên lý kinh tế, quản lý tài chính, và quản trị kinh doanh, mà còn rèn luyện các kỹ năng thực tiễn như tư duy chiến lược, quản lý nguồn lực và khả năng ra quyết định. Vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhân lực ngành Kinh tế và Quản lý đóng vai trò then chốt như thế nào? - Khách mời: PGS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng GDP quý II tốt hơn Quý I. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế biến động khó lường, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với đó sức cầu trong nước vẫn yếu, là những yếu tố đầy thách thức với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Lạm phát có dấu hiệu gia tăng, khi chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đã tăng 4,08% so cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 4,12%. Vậy giải pháp nào để “bảo đảm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 dưới 4,5% như đã đề ra” ? Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh có những phân tích, góc nhìn về các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đến hết tháng 7 năm nay, tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng cả nước đạt trên 15 triệu tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, để đưa nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, cần nhiều giải pháp đồng bộ, đảm bảo hài hòa các bên, đồng thời các ngân hàng đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng để tạo ra giá trị thực, tăng trưởng bền vững.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ĐBSCL có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km, quy mô 4 - 6 làn xe, gồm 3 tuyến trục dọc và 3 tuyến trục ngang, kỳ vọng thay đổi hoàn toàn diện mạo hạ tầng giao thông tại ĐBSCL. Đây sẽ là cơ sở vững chắc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Trong bối cảnh đồng Yên tăng giá trở lại nhờ những can thiệp mạnh từ Chính phủ và Ngân hàng trung ương, kinh tế Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu được cải thiện. Đó là thông tin được đưa trong báo cáo nhanh của Văn phòng Nội các Nhật Bản vừa được công bố sáng nay 15/8.
Nhiều năm qua, Công ty Trà Tâm Lan ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã phát triển mô hình sản xuất trà từ cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, khu trồng dược liệu và nhà máy sản xuất của Công ty Trà Tâm Lan đều được thực hiện theo quy trình khép kín, xanh, tuần hoàn, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thái Lan mới đây thông báo dự án phục hồi kinh tế toàn quốc, dự kiến sẽ khởi động từ ngày 20/8 tới và triển khai cho đến ngày 20/11. Kế hoạch tham vọng này đang được chính phủ Thái Lan kỳ vọng có thể kích thích nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các lĩnh vực, bao gồm người tiêu dùng, nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu chỉ tập trung trong giai đoạn 3 tháng ngắn ngủi, triển vọng kế hoạch này của Thái Lan có khả thi? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp - TT Đài TNVN tại Thái Lan.
Đang phát
Live