Theo các chuyên gia, phát triển khu công nghiệp sinh thái gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ trong tiến trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26). Đây cũng là một trong những lợi thế để Việt nam thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. PV Xuân Lan đã phỏng vấn ông Alessandro Flammini- Điều phối viên quốc tế, Trưởng kỹ thuật chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu I của Tổ chức UNIDO về vấn đề này:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm huyện đảo Cồn Cỏ và làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tháo gỡ khó khăn, tăng tốc để khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 600 km cao tốc vào năm 2025 và hoàn thành 1200 km cao tốc vào năm 2030.- Chuyên gia kinh tế trưởng châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC dự báo, GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt 7%. Đây là mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á mà ngân hàng này đưa ra cho các nền kinh tế.- PV Đài TNVN thường trú tại Australia phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales về những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và đối ngoại của Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình.- Triều Tiên công bố hơn 1,4 triệu thanh niên nhập ngũ chỉ trong 2 ngày qua, giữa lúc căng thẳng liên Triều lên cao.- Trung Quốc hoàn thành phòng thí nghiệm dưới lòng đất trị giá 300 triệu đô la Mỹ để giải mã một số bí ẩn của vũ trụ.
Sau ảnh hưởng bởi thiên tai, các ngành, địa phương trong tỉnh Lào Cai đang tập trung dồn lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch năm ở mức cao nhất.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng của năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm đối thoại chính sách chủ đề “Phục hồi tăng trưởng – Triển vọng và thách thức”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với kênh Truyền hình Quốc hội tổ chức tại Hà Nội sáng nay.
Bức tranh kinh tế xã hội năm 2024 có điểm sáng khi tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt khoảng 6,8 đến 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Mặc dù vậy, sức khỏe của các doanh nghiệp chưa thực sự ổn định, giải ngân vốn đầu tư vẫn cần thúc đẩy, các dự án chưa được khơi thông để phát triển. Trong rất nhiều nguyên nhân, cần nhận diện thẳng thắn để có giải pháp thực chất hơn. Vì thế, tại phiên họp thứ 38 khi cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về nội dung này, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị quyết liệt khắc phục độ trễ của chính sách khi đi vào cuộc sống.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng của năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm đối thoại chính sách chủ đề “Phục hồi tăng trưởng – Triển vọng và thách thức”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với kênh Truyền hình Quốc hội tổ chức tại Hà Nội sáng nay (15/10).
- Đường sắt tốc độ cao sẽ kết nối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm- Phỏng vấn ông Chu Văn Tuân, Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt về tác động thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của ĐSTĐC- Khu thương mại tự do, làn gió mới thu hút doanh nghiệp vào Đà Nẵng
Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID: tạo thuận tiện tối đa cho người dân- Tháo gỡ khó khăn trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất- Tổng cục thuế nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế- Những người “bảo dưỡng” thời gian- NATO tính toán điều chỉnh chiến lược với Nga
Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên. Dự án hoàn thành, sẽ tăng năng lực vận tải đường sắt, kết nối và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tác động lan tỏa tổng thể tới nền kinh tế.
Đang phát
Live