Theo báo cáo kết quả can thiệp thị trường hàng ngày trong 03 tháng, từ tháng 07 - 09 vừa qua của Bộ Tài chính Nhật Bản, được công bố vào sáng nay (08/11), Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ trong hai ngày liên tiếp, ngày 11 và 12/07, bằng cách bán đồng đô la và mua đồng Yên, với tổng giá trị lên tới hơn 5,53 tỷ Yên (tương đương khoảng 36,8 tỷ USD).
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn để thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, với mục tiêu đưa quy mô ngành này lên 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 209 tỷ USD) vào năm 2030.
Những chỉ số kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm nay vừa được Tổng cục thống kê công bố cho thấy tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực qua từng tháng, từng quý. Còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2024, kỳ vọng các chỉ tiêu đề ra sẽ đạt và vượt mục tiêu, hoàn thành bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam với nhiều gam màu sáng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ sự điều hành vĩ mô, tới từng thành tố trong xã hội. BTV Ngọc Diệu bình luận nội dung “Để bức tranh kinh tế có thêm nhiều điểm sáng”.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất. Ô nhiễm không khí cũng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm sẽ giảm khoảng 20% về thu nhập và sức khỏe so với trước khi bị bệnh:
Kết hợp nhiều giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát năm 2024.- Thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng: thuận lợi và thách thức.- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh lúng túng với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Truyền thông Thái Lan đưa tin khu vực tư nhân nước này đang tích cực chuẩn bị cho những ảnh hưởng từ kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong tuần này, đặc biệt là những tác động có thể xảy ra đối với thương mại toàn cầu do cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, hôm nay Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội năm nay và dự kiến năm 2025. Các đại biểu đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để thích ứng với những thách thức của toàn cầu. Các đại biểu cũng nêu thực tế lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất; đồng thời đề nghị tháo "điểm nghẽn" về thể chế để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 10 và 10 tháng năm 2024, TKV đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu toàn TKV đạt bằng 102,5% so với cùng kỳ, than thương phẩm đạt 40,98 triệu tấn. Có được kết quả này là nhờ công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt các đơn vị sản xuất, sàng tuyển, tiêu thụ than theo kế hoạch, chuẩn bị nguồn và tiêu thụ, phối hợp điều hành kế hoạch sản xuất, nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa bão và ổn định sản xuất trở lại. TKV cam kết dự trữ và cung ứng đủ than phục vụ cho sản xuất điện và nền kinh tế trong năm 2024.
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
“Tạo ra sự cân bằng trong cán cân toàn cầu” – Đó là mục tiêu và thông điệp mà các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ngày hôm qua tại thành phố Cadan, Nga. Sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế cho thấy BRICS đang trở thành một cơ chế đa phương có ảnh hưởng. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước - Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc Nam Phi, Iran, Ai Cập, Etiôpia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Đang phát
Live