
VOV1 - Luật số 57/2024 về PPP; Luật số 90/2025 sửa đổi, bổ sung 8 Luật, trong đó có Luật PPP; Nghị định số 180/2025 về cơ chế, chính sách hợp tác công - tư trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... đó là những cơ sở để khơi nguồn sáng tạo, mở lối đột phá phát triển lĩnh vực này.
VOV1 - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia, là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới.
VOV1 - 5 năm tới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phải có ít nhất 10 sản phẩm từ nghiên cứu ra thị trường mỗi năm. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hôm nay (4/4), tại Hà Nội.
Triển lãm Sách Khoa học và Công nghệ năm 2024 với chủ đề “Tri thức và Công nghệ: Hành trình Đổi mới sáng tạo” vừa khai mạc sáng nay tại Hà Nội. Đây cũng là sự kiện đánh dấu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-2024), 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024) và hướng tới ngày khoa học vì hòa bình và phát triển thế giới 10/11.
Sáng nay (19/4), tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024 (21/4 hàng năm). Sự kiện được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người.
Các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ (KHCN) thực hiện các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, được đánh giá là có vai trò quan trọng, có tính quyết định tới sự phát triển của thị trường, đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thế nhưng, hiện có tới 95% công nghệ được giao dịch-chuyển giao trực tiếp giữa bên cung và bên cầu công nghệ, và chỉ có 5% được thực hiện qua các sàn công nghệ/các tổ chức trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Thiếu các tổ chức trung gian đã và đang là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường KHCN ở Việt Nam phát triển chưa được như kỳ vọng. Vậy cần làm gì để thúc đẩy hình thành các tổ chức trung gian để từ đó phát triển thị trường KHCN? Rộng hơn, thị trường KHCN cần thêm những cú hích gì để phát triển như kỳ vọng? Những vấn đề này sẽ được các vị khách mời của chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay đi sâu phân tích và bàn luận. - Ông Phạm Đức Nghiệm- Phó cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ). - Ông Nguyễn Đình Vinh- Phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP Hải Phòng. - Ông Đào Ngọc Nam- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Việt.
Giải pháp nào để thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam? - Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển đổi số trong cấp chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ người dân
Thiên tai tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đã và đang gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, cần có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện, lâu dài để phòng tránh thiên tai. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Đánh giá tình hình thiên tai khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long và lãnh thổ Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại” do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hôm nay (29/8), tại Hà Nội.
Giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng và Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trên tinh thần đó, thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực thi đua phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng các nghiên cứu của mình gắn với mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
6 dự án đầu tư đã được phê duyệt vào Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc (Hà Nội) trong năm 2021, với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 5.600 tỷ đồng. Như vậy, đến nay, đã có hơn 100 dự án đầu tư được phê duyệt và đang hoạt động tại khu CNC Hòa Lạc, dần định hình nơi đây trở thành một thành phố khoa học và công nghệ (KHCN) hiện đại bậc nhất cả nước.
Đang phát
Live