
Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.
Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam- Đây là thông điệp chính của hai báo cáo về đổi mới sáng tạo được công bố tại sự kiện do Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức hôm nay (03/11), tại Hà Nội.
Khoa học công nghệ (KHCN) thời gian qua đã và đang có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, trong giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung hoàn thiện các hướng nghiên cứu đã triển khai và đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới. Giải pháp KHCN phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19- là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay. - Tìm hiểu phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á- Viettel Innovation Lab, nơi đưa Việt Nam trở thành số ít các quốc gia trên thế giới vừa làm chủ các thiết bị mạng vừa nghiên cứu về 5G trong phần sau của chương trình.
Với 46 đề tài/dự án, sau 5 năm thực hiện, Chương trình Khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” (mã số KC.10/16-20) đã làm chủ, ứng dụng và phát triển các kỹ thuật, KHCN tiên tiến trong lĩnh vực y dược, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng KHCN cao ngang với các nước đứng đầu khu vực ASEAN, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và dự phòng, nâng cao sức khoẻ cho người dân. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết Chương trình KC.10/16-20 diễn ra vào sáng nay (27/10), tại Hà Nội.
Nhằm phát triển các giải pháp, thiết bị công nghệ giúp phòng chống COVID-19, mới đây, các nhà khoa học tại Trung tâm Tin học và tính toán (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã phát triển thành công thiết bị kiểm tra khai báo y tế thông minh- với tên gọi CLi-SmartEyes. Theo đó, thiết bị này có thể theo dõi dòng người ra-vào với số lượng lớn và phát hiện những trường hợp có nguy cơ lây lan bệnh một cách tự động, thay thế cho việc đo thân nhiệt thủ công, cầm tay, nhằm giảm nguy cơ cho người sử dụng và hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 từ thảo dược với tên gọi VIPDERVIR. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu do Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàm lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) thực hiện. Sản phẩm đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế phê duyệt đề cương cho thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Hôm nay (10/08), Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo trực tuyến công bố kết quả nghiên cứu này.
Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp KHCN. Tuy nhiên, mục tiêu này có vẻ sẽ khó đạt được, khi con số doanh nghiệp KHCN ở thời điểm hiện tại mới chỉ hơn… 500 doanh nghiệp được chứng nhận. Vậy lý do vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” đăng ký thành doanh nghiệp để được hưởng những ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng…?
- Dự Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng 18/5, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc”.- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 20/5 và diễn ra trong 19 ngày.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ 9 triệu lên 11 triệu đồng một tháng.- Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Bộ Khoa học và Công nghệ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho 3 nhà khoa học thuộc các ngành Khoa học Y Dược, Toán học, Vật lý và tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong nghiên cứu phòng, chống dịch COVID-19.- Mỹ đề cập khả năng chuyển kho vũ khí hạt nhân sang Ba Lan nếu Đức từ chối tiếp quản. Theo giới quan sát, điều này có thể dẫn đến biện pháp đáp trả mạnh mẽ từ phía Nga.- Hơn 60 quốc gia ủng hộ dự thảo nghị quyết do Liên minh châu Âu soạn thảo nhằm điều tra khách quan, độc lập và toàn diện về đại dịch Covid-19.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khoa học cũng như ứng dụng công nghệ trong ngành Nông nghiệp vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu đặt ra từ thực tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng sức ép và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu hóa. Bàn về vấn đề này, khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Tất Thắng, trưởng ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đang phát
Live