Đúng 19h07 phút ngày 27/5/1994, tại Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã phát lệnh hòa hệ thống điện Việt Nam với 4 tổ máy của Nhà máy thủy điện Hòa Bình tại Trạm 500kV Đà Nẵng qua đường dây 500kV sau hai năm thi công, chính thức đưa hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc Nam mạch 1 vào vận hành, giải quyết căn bản tình trạng thiếu điện của miền Trung và miền Nam khi đó. Tuyến đường dây siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1487 km, kết nối từ trạm biến áp 500kV Hòa Bình đến Trạm biến áp 500kV Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) thống nhất Hệ thống điện 3 miền Bắc - Trung - Nam tròn 30 năm qua. Công trình thể hiện tầm nhìn thời đại của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Những ngày này, ngành điện Việt Nam cũng đang tăng tốc thi đua lao động, sáng tạo, quyết tâm đưa công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có chiều dài 519 km về đích vào tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ghi nhận của PV Nguyên Long qua bài “Sau 30 năm vận hành đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1: Nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam trên công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối”.
Đã bước vào thời gian cao điểm nắng nóng của miền Bắc và cũng là cao điểm của cả nước. Công điện số 38 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục, tới 17% so với cùng kỳ năm 2023. Việc đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối hệ thống truyền tải điện liên miền từ miền Nam, miền Trung ra để góp phần giảm căng thẳng cung ứng điện miền Bắc cao điểm mùa khô là nhiệm vụ chính trị đặt ra. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024.
Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị vừa gửi kiến nghị đến Cục đường Bộ Việt Nam “đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe giường nằm và xe vận tải nặng đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan”. Vì sao một qui định của ngành giao thông vừa ban hành lại vấp phải sự phản ứng của xã hội, mặc dù mục tiêu đặt ra hết sức nhân văn là “hạn chế tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng con người”. Nhà báo Vân Thiêng có bình luận: Không thể vận hành cao tốc bằng giải pháp “giật cục”.
Việt Nam trước lựa chọn tăng trưởng kinh tế xanh- Quản lý vận hành đường cao tốc – cách nào hiệu quả?- Tăng cường giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa tại Sóc Trăng
Thời gian qua, việc phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhiều địa phương đã tích cực xây dựng các chương trình, dự án về phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả cao do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa quyết liệt. Mặt khác, nhiều địa phương chưa có thiết bị, phương tiện thu gom riêng đối với từng loại chất thải được phân loại.Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thông tin: Dự kiến tháng 9 năm nay, Bộ TNMT sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Vậy lộ trình từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn Luật định? Cần có những kế hoạch, lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cùng bàn luận vấn đề này.
Từ năm 2018, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đầu tư ứng dụng thiết bị bay UAV trong công tác vận hành, kiểm tra lưới điện cao áp, đặc biệt tại các cung đường đồi núi cao, hiểm trở, công nhân vận hành khó tiếp cận trực tiếp các vị trí cột trụ - như hệ thống lưới điện truyền tải khu vực miền Trung, Tây Nguyên do Công ty Truyền tải Điện 2 quản lý. Với các lợi ích mang lại sau 5 năm ứng dụng UAV, các đơn vị truyền tải điện trong toàn EVNNPT đang hướng đến việc ứng dụng toàn diện UAV vào công tác quản lý, đầu tư, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Khai mạc phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nhiều nội dung quan trọng, trong đó Ủy ban sẽ dành một ngày làm việc để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực, trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.- Thành phố Đà Nẵng đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh, cung cấp 15 dịch vụ đô thị, phục vụ lãnh đạo các cấp, người dân và doanh nghiệp.- Giá lúa gạo trong nước và trên thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh.- Căng thẳng chính trị tại Ni-giê có phần giảm bớt khi chính quyền quân sự do phe đảo chính lập ra đã chấp nhận đàm phán để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.- 176 Bí thư hoặc Giám đốc bệnh viện tại Trung Quốc bị điều tra tham nhũng chỉ trong vài tuần.
Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù này để phát triển các địa phương. Tuy nhiên, những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và GS-TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15 cùng bàn luận câu chuyện này.
Ngân hàng nhà nước sẽ rà soát lại các loại lệ phí liên quan đến việc ngân hàng thương mại cho vay.- Hôm nay (19/7), sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức vận hành.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, VN-Index tăng nhẹ, lên mức 1174,09 điểm.
Trước đây, đa phần công việc trong công tác quản lý, vận hành lưới điện phải thực hiện thủ công, người lao động rất vất vả do lưới điện Việt Nam trải dài, đi qua nhiều địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, khó khăn. Những năm qua, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư, áp dụng công nghệ mới giúp phát hiện nhanh các sự cố để kip thời xử lý, thực hiện nhiều việc trên lưới điện đang mang tải… qua đó, vừa giúp giảm sức lao động nặng nhọc, vất vả, vừa góp phần đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định cho kinh tế và đời sống. “Coi trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Lưu Việt Tiến - Phó TGĐ Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT).
Đang phát
Live