VOV1 - Hà Nội tăng cường nhiều biện pháp quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm sau Tết và dịp lễ hội Xuân 2025, cũng như triển khai Công văn 116 của Uỷ ban nhân dân thành phố .
VOV1 - Những ngày qua, cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển, kinh doanh với số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều lô hàng có dấu hiệu hư hỏng.
Sau loạt phản ánh của VOV Tây Nguyên về vụ việc hơn 2.900 tấn giá đỗ bẩn được đưa ra thị trường, gây hoang mang dư luận, nhiều cơ quan chức năng vẫn chưa có hành động quyết liệt, khiến trách nhiệm giữa các bên có dấu hiệu "đá bóng". Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chủ trì, báo cáo làm rõ vụ việc. Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết Sở đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm tra, xác minh vụ việc.
Vụ ngộ độc xảy ra tại Trung tâm Hội nghị Almaz (ở Phúc Lợi Long Biên, Hà Nội) ngày 19/12 vừa qua đã khiến 2 người tử vong, 15 người khác nhập viện. Đến nay cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình điều tra, chờ kết quả xét nghiệm mẫu rượu và mẫu thực phẩm, cũng như chờ kết quả giám định pháp y khám nghiệm tử thi... Trong số 15 nạn nhân của vụ ngộ độc này phải nhập viện, trường hợp nặng nhất đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đến nay đã qua cơn nguy kịch.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô). Theo đó, từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội áp dụng phạt tiền đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc đối tượng bắt buộc thiết lập và áp dụng hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, mức cao nhất 40 triệu đồng.
Chủ tịch nước Lương Cường truy tặng Huân chương Bảo vệ tổ quốc Hạng Ba cho 12 liệt sỹ thuộc quân khu 7- Bộ Tài chính đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế quá hạn từ 10 triệu đồng- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm vụ ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa,br>- Quốc hội Hàn Quốc không thể bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết luận tội Tổng thống. Tuy nhiên, những bất ổn trên chính trường Hàn Quốc vẫn chưa có hồi kết- Malaysia chạy đua để trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn khu vực
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội xuân năm 2025, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai kế hoạch cao điểm thanh tra, kiểm tra liên ngành từ cấp thành phố đến cơ sở. Theo đó, 4 đoàn liên ngành tập trung thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, trọng tâm là những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, được sử dụng nhiều trong dịp Lễ, Tết.
Những ngày gần đây, nhiều vụ việc sản xuất thực phẩm chức năng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng liên tục được phát hiện. Điều đáng nói, các loại thực phẩm chức năng này giả về chất lượng, giả về thương hiệu và giả cả nguồn gốc, xuất xứ.....
SIAL Interfood 2024 là một trong những triển lãm thực phẩm và đồ uống lớn nhất Đông Nam Á khai mạc hôm nay tại Jakarta, Indonesia. Việt Nam có 5 doanh nghiệp tham dự với mục tiêu giới thiệu quảng bá các sản phẩm như sữa, cà phê, bánh kẹo, hạt điều… đồng thời tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Indonesia tiềm năng cũng như khu vực và quốc tế.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đêm hôm qua (07/11) cho biết, có 26 học sinh phổ thông trung học và 1 giáo viên đi trên các chuyến bay từ Guam về Sân bay Quốc tế Narita có các triệu chứng như nôn, sốt nhẹ…, nghi là ngộ độc thực phẩm.
Đang phát
Live