Những ngày qua, các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện và thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không đảm bảo an toàn. Nhằm ngăn chặn nguồn thực phẩm này đưa ra thị trường tiêu thụ, từ nay đến cuối năm, Tổng cục QLTT xây dựng Kế hoạch Cao điểm, tăng cường kiểm tra địa bàn trọng tâm, tuyến trọng điểm, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việc đảm bảo tính đa dạng đối với các loại thực phẩm dinh dưỡng cần phải được thực hiện ngay từ trên các cánh đồng, tại từng ngư trường, tại mọi khu chợ, cũng như trên mọi bàn ăn vì lợi ích của tất cả mọi người – là điều mà Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh tại Lễ kỷ niệm Ngày lương thực thế giới diễn ra tại Hà Nội 18/10. Từ chỉ đạo đó, ngày 28/10, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Liên minh Đa dạng Sinh học quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ các hoạt động đào tạo về chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm Việt Nam”. Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong vấn đề triển khai sáng kiến “Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm” (viết tắt là SHiFT) để từng bước hiện thực hóa việc đưa lương thực – thực phẩm an toàn đến người dân.
Thực hiện Kế hoạch số 319 của UBND thành phố Hà Nội về "Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội" năm 2024 và Kế hoạch số 932 của Sở Y tế về "Triển khai thực hiện hoạt động An toàn thực phẩm" năm 2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội- Thành viên Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội vừa xây dựng Kế hoạch số 52 về việc điều tra, rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Theo kế hoạch, công tác điều tra, rà soát tại các xã, phường, thị trấn sẽ diễn ra từ ngày 28/10 đến 15/11.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và Ban Chỉ đạo Quốc gia về an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2024, qua công tác kiểm tra giám sát thị trường, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra và phát hiện gần 1000 vụ vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính gần 10 tỷ đồng.
Những ngày qua, các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện và thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không đảm bảo an toàn. Nhằm ngăn chặn nguồn thực phẩm không đảm bảo đưa ra thị trường, từ nay đến cuối năm, Tổng cục QLTT tiếp tục xây dựng Kế hoạch chuyên đề, tăng cường kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời phát hiện, thu giữ và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nguồn cung thực phẩm trên thị trường, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng sau Tết Trung thu, tại Văn bản số 2257 của Tổng cục QLTT gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Sau Tết trung thu, lực lượng QLTT tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tập trung kiểm tra việc thu hồi và xử lý, tiêu huỷ nguyên liệu làm bánh và các sản phẩm bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm và đồ uống Worldfood Moscow 2024 diễn ra từ ngày 17 - 20/9 tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Mát-xcơ-va, Liên bang Nga. Đoàn Việt Nam tham gia Hội chợ với 50 doanh nghiệp, trưng bày hàng hóa trên diện tích 250m2. Phản ánh của Thu Hà, Đặng Cường, phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB Nga.
Mấy ngày qua, trên địa bàn cả nước, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và bắt giữ lượng lớn bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất bánh không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. Nhằm ngăn chặn tình trạng bánh Trung thu không đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường, lực lượng QLTT sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương kiểm tra, ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nhật Bản luôn được biết đến với tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều cửa tiệm đồ ăn thường sẽ đem bỏ đồ bán dư trong ngày, dù tất cả chỉ mới được chế biến vào buổi sáng. Điều này không may lại gây lãng phí lương thực thực phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường vì lượng rác thải thực phẩm quá nhiều. Chính vì vậy, năm nay, thành phố Yo-ko-ha-ma tại Nhật Bản đã triển khai một dự án thử nghiệm mới để giải quyết tình trạng này. Đó chính là máy bán hàng tự động có tên Trạm Mục tiêu phát triển bền vững, nơi bán những loại bánh còn dư vào cuối ngày.
Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tập trung đảm bảo ổn định thị trường và cung cầu hàng hóa; Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung - cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn các tỉnh, thành phố”- đó là nội dung Công văn số 2549, Tổng cục QLTT chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố ngay sau bão số 3 đi qua.
Đang phát
Live