Sau vụ bê bối khiến 5 người tử vong và khoảng 157 người nhập viện liên quan đến việc sử dụng sản phẩm có chứa men gạo đỏ của của hãng dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản), người tiêu dùng nước này có xu hướng “cảnh giác” hơn trong việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng. Điều này khiến doanh thu của các nhà sản xuất thực phẩm chức năng tại Nhật “lao đao”.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Tuyết Mai (52 tuổi), trú thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, chủ cơ sở bánh mì que có địa chỉ ở tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà do vi phạm qui định an toàn thực phẩm.
Vấn đề an toàn thực phẩm trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra gần đây. Mặc dù lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, kiểm soát thực phẩm, tuy nhiên, một số đối tượng vẫn ngang nhiên trà trộn các mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, bất chấp mọi thủ đoạn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.
Dự kiến, dịp lễ 30/4 và 1/5, lượng khách đến thành phố Đà Nẵng tăng mạnh, nhu cầu ăn uống tại các chợ, nhà hàng sẽ sôi động. Từ nay đến ngày 1/5, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng khách sạn, chợ truyền thống và các lò mổ gia súc trên địa bàn.
Ngày 15/4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Khánh Hòa có báo cáo kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm tại cơ sở thức ăn đường phố trước Trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi, vỉa hè đường Hàn Thuyên, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Qua kết quả điều tra, 12 học sinh bị ngộ độc thực phẩm đều có điểm chung là mua thức ăn tại vỉa hè trước cổng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi.
Với chủ đề: “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5-2024
Sáng 11/4, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024. Việc người dân vẫn sử dụng động thực vật có chất độc tự nhiên làm thực phẩm đã gây ra một nửa số vụ ngộ độc trong năm ngoái, nên Đắk Lắk sẽ ưu tiên đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nguy cơ ngộ độc.
Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Khánh Hòa, liên tiếp xảy ra 5 vụ ngộ độc, nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có 4 vụ liên quan đến trường học. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng, cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng này.
Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc tập thể lên tới hàng trăm người phải nhập viện điều trị liên tục xảy ra tại các địa phương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn thực phẩm nói chung, thức ăn đường phố nói riêng. Mới đây nhất, vào ngày 5/4, một học sinh đã tử vong và hàng loạt học sinh tiểu học và THCS ở Nha Trang, Khánh Hòa phải nhập viện sau khi ăn sáng nhiều món khác nhau tại các hàng quán và từ những người bán hàng rong bên ngoài cổng trường. Trước thực trạng nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, chuyên gia y tế có cảnh báo gì đến cộng đồng để nhận biết ngưỡng an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm? PGSTS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa HN cùng bàn luận câu chuyện này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Thư chúc mừng Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen, nhân dịp Tết Bun Pimay và Tết Chol Chnam Thmay.- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp nhận 22 tỷ đồng ủng hộ Chiến sĩ Điện Biên.- Khởi động chương trình cánh đồng 1 triệu hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Cần Thơ.- Đề xuất lập một quỹ hơn 100 tỷ USD để hỗ trợ quân đội Ucraina vấp phải ý kiến trái chiều từ nhiều thành viên NATO.- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tổ chức phiên họp đặc biệt về trẻ em và xung đột vũ trang.
Đang phát
Live