
Thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 -2030 (VNEEP3), năm 2024 đã có 12 doanh nghiệp được trao Cup “Người dẫn đầu”; 145 sản phẩm đạt Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất; 19 công trình (trong đó 8 giải công trình mới, 11 giải công trình cải tạo) được lựa chọn trao Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng và 11 doanh nghiệp được lựa chọn trao Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp. Giải thưởng cũng vinh danh 16 cá nhân là các cán bộ quản lý năng lượng có thành tích xuất sắc và tốt trong công tác quản lý năng lượng tại doanh nghiệp. Giải thưởng cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thể hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Cảnh giác trước thủ đoạn lợi dụng văn học nghệ thuật để “bẻ lái” tư duy.- Sâm Ngọc Linh chính thức là sản phẩm quốc gia chứ không còn của riêng tỉnh Quảng Nam: Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Sâm Việt Nam.- Chuyến thăm Angola của Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong nỗ lực “đánh bóng” di sản ngoại giao với châu Phi.
Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng danh tiếng của một thương hiệu thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Quá trình này tập trung vào việc thiết lập bản sắc và tính cách doanh nghiệp bằng cách tạo ra các mối quan hệ, tăng cường tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng. Xây dựng thương hiệu là một phần của quá trình phát triển thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua quảng bá và hình ảnh. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vì đây chính là cách “định hình doanh nghiệp” trên thị trường. Cùng trò chuyện với các vị khách mời: - Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia – nhà sản xuất các sản phẩm mắm, nước mắm truyền thống và thực phẩm từ hải sản – là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Design Việt Nam, Viện trưởng Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Đã có 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Việc chuyển đổi kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc trên thế giới. Chuyển đổi xanh của doanh nghiệp gắn chặt với công cuộc chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của một quốc gia. Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 nhấn mạnh chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh”. “Nâng cao vị thế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong kỷ nguyên mới” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của các vị khách mời là ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) và ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT (Bộ KHCN) - Chuyên gia Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam).
190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 sẽ chính thức được công bố vào ngày 04/11 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Đáng lưu ý, lần đầu tiên sản phẩm ô tô, xe máy điện của Vinfast đã được chứng nhận là “sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024”. Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về sự kiện này do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/10/2024.
Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh.- Nâng tầm vị thế thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Giữ vững vị thế Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.- Triển khai ứng dụng hợp đồng điện tử, xây dựng hệ sinh thái số bền vững.- Gen Z và bái toàn khó trong việc quản lý chi tiêu cá nhân.
Cuối giờ chiều nay (22/10/2024) Báo Nhân Dân và Bộ Công Thương đã tổ chức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Đây là chuyên trang trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia.
Thủ đô Hà Nội vừa xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký như Auckland (New Zealand), Cape Town (Nam Phi), Lima (Peru), Los Angeles (Mỹ), Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản)... để được bình chọn ở 2 hạng mục là “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2024”. Đây là giải thưởng được vinh danh tại Lễ trao Giải Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 vừa diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). “Giải thưởng Ẩm thực thế giới” là sáng kiến toàn cầu nhằm ghi nhận và tôn vinh sự xuất sắc của ngành ẩm thực trên khắp thế giới. Vì thế, đây tiếp tục là sự công nhận và đánh giá cao của quốc tế với ẩm thực Hà Nội - vốn luôn được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Nhưng cần làm gì để phát huy hiệu quả những danh hiệu này một cách thực chất và bền vững? Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo thông tin từ bộ phận Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, tiếp nối thành công của việc đưa ST25 A AN - thương hiệu gạo đầu tiên của Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản vào năm 2022, một thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam đã chính thức thâm nhập thị trường khắt khe vào bậc nhất thế giới này.
Đang phát
Live