Đối với những người khiếm thính, việc giao tiếp và tìm được công việc phù hợp với bất lợi của mình là điều rất khó khăn. Hiểu được điều này, chị Matebogo Victoria, một người dân sinh sống tại Johanesburg, Nam Phi, đã thành lập cộng đồng Voiceout - một cộng đồng giúp tăng cường kỹ năng và cơ hội việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp cho những người khiếm thính. Kết nối thế giới hôm nay mời quý vị và các bạn cùng nghe câu chuyện về dự án đầy tình nhân ái này.
Với một nền nông nghiệp lâu đời gắn với sự đa dạng của các vùng nông thôn cộng với điều kiện khí hậu, cảnh quan và văn hóa phong phú ở từng vùng miền chúng ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, dù được nhiều địa phương quan tâm phát triển, du lịch nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều rào cản cần tháo gỡ. Vậy đâu là điểm nghẽn của Du lịch Nông nghiệp cần tháo gỡ? - Khách mời: Bà Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn Saemaul Undong, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM. - Ông Ngô Quốc Khang, Cố vấn Hiệp hội nông trại Đài Loan (Trung Quốc).
Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Đắk Nông đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Qua đó, góp phần tăng cường liên kết xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
- Phát triển bền vững nhờ nông nghiệp công nghệ cao. - Phát triển nông nghiệp tuần hoàn để giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nông nghiệp xanh. - Tiểu phẩm Trả giá.
Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia: để xứng với hai chữ “rừng vàng” - Ứng phó với thiên tai ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Phát triển nông nghiệp đô thị hiệu quả - Thay đổi tư duy để nhân rộng mô hình chè sạch - Tiểu phẩm: “Chuyện cái thẻ vàng”.
Ở thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã chủ động trong sản xuất, kinh doanh làm ra các sản phẩm chất lượng cao phục vụ thi trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP luôn được ưu tiên sản xuất và tiêu thụ trong dịp Tết cổ truyền.
Triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay (29/11), tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum và Ban quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong nông nghiệp, cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh”. Hội thảo có sự tham gia của 150 đại biểu.
Không chỉ là tấm gương điển hình trong phong trào tích tụ ruộng đất của tỉnh Bắc Ninh, ông Hà Đại Thắng, ở phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn còn là một hình mẫu, tiên phong trong áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù có gần 30 ha đất canh tác nông nghiệp, nhưng với máy móc đồng bộ, ông Thắng đã biến công việc đồng áng vốn vất vả, thành công việc nhẹ nhàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Không cần đến đội ngũ lao động đông đảo, ông có thể quản lý mọi công việc từ gieo trồng đến thu hoạch một cách chủ động. Câu chuyện của ông là minh chứng rõ ràng cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp có thể thay đổi cuộc sống và nâng cao giá trị nông sản.
Công nghệ hiện đang hỗ trợ rất nhiều trong mọi ngành nghề đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri - một người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về kinh doanh nông sản góp phần xây dựng và đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện tại, bà đã phát triển phần mềm Auto Agri, một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho nông dân Việt Nam. - Khách mời: Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri.
Từ năm 2021, thực hiện đề án về phát triển dịch vụ du lịch, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, gắn với thế mạnh là các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp địa phương mang đậm bản sắc dân tộc.
Đang phát
Live