Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 9-10 tháng 8/2021. Vào lúc 9h30 sáng nay theo giờ Việt Nam, cũng là giờ Lào, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hậu Giang sẽ cùng các tỉnh phía nam sông Hậu và một số địa bàn khác hình thành nên vùng xanh vững chắc an toàn.- Chương trình âm nhạc trực tuyến:“Chia sẻ để gần nhau hơn" tại nhiều điểm cầu trong nước và một số quốc gia như Ấn Độ, Philippines, Singapore đã lan toả yêu thương, cổ vũ tinh thần lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.- Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 28 ra Tuyên bố Chủ tịch, kêu gọi duy trì an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông, thúc đẩy đàm phán sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC.- Olympic Tokyo 2020 bế mạc, trở thành kỳ thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách do đại dịch Covid-19.
Công trình Nhà Quốc hội Lào là sự tiếp nối truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển của cả hai nước. Đây là quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, mang biểu tượng mới của quan hệ Việt Nam – Lào.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đã, đang, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là những người lao động, trụ cột thu nhập chính của gia đình và cũng là những người đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đảm bảo đời sống của người lao động trong khó khăn do đại dịch gây ra, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách. Các địa phương cũng đã tích cực triển khai các chính sách để những gói hỗ trợ này đến tay người lao động gặp khó một cách kịp thời. Tác động của đại dịch có thể òn lâu dài và tiềm ẩn nhiều biến động khó lương. Giải pháp căn cơ nào để người lao động có thể ổn định cuộc sống lâu dài và sớm phát huy vai trò chủ lực của mình? Chương trình Đối thoại hôm nay sự tham gia của các vị khách mời là Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bà Phạm Nguyên Cường, chuyên gia về an sinh xã hội sẽ cùng trao đổi về chủ đề: Bảo đảm cuộc sống của người lao động trong khó khăn của dịch bệnh.
Các địa phương đang giãn cách xã hội cần triển khai các gói hỗ trợ cấp bách như thế nào để giữ chân người lao động?- Doanh nghiệp ở Kenya tận dụng bèo tây - thực vật gây hại để làm nguyên liệu đun nấu.- Người dân Hà Nội hiến máu giúp sức cùng miền Nam chống dịch
BTV Đài TNVN giao lưu cùng các bác tài xế đưa người lao động nghèo từ TP HCM về quê ở miền Trung tránh dịch.
- Nhiều chương trình hỗ trợ công nhân lao động vượt khó trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4. - Thêm nhiều ca khúc mới cổ vũ tinh thần chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ tháng 6. Để đưa tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 09 của UBND tỉnh Bình Dương đến với những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cán bộ ở cơ sở đang linh động bằng nhiều cách.
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
Khoảng 13 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt đợt dịch lần thứ 4 này đã, đang xâm nhập và tác động vào khu công nghiệp và khu chế xuất, gây ra những tác động tiêu cực đến người lao động. Hơn 70.000 doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc phá sản, 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng.- Sau hơn 2 tuần ban hành NQ 68 và hướng dẫn tại QĐ 23, việc giải ngân gói 26 nghìn tỷ đồng với 12 chính sách hỗ trợ cụ thể cần phải triển khai rất nhanh để tiền hỗ trợ sớm đến đúng đối tượng, tiếp sức cho người lao động và doanh nghiệp trong thời điểm này. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, gói hỗ trợ này càng được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn.- Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, với điều kiện đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn gói hỗ trợ trước, liệu gói hỗ trợ lần này có xác định được đúng người, đúng đối tượng, tháo gỡ được những khó khăn cho người lao động tự do? BS Nguyễn Thu Giang, GĐ Quỹ - Phó Viện trưởng Viện Phát triển SK Cộng đồng Ánh Sáng LIGHT- cơ quan điều phối mạng lưới hành động vì lao động di cư (M.net).
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)