Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ một trong những nhiệm vụ bao trùm, quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc là tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu chuẩn bị tốt nhất việc tham dự Đại hội đồng AIPA – 42, tổ chức trực tuyến từ ngày 23 - 25/8 do Vương quốc Brunei, Chủ tịch AIPA - 42 chủ trì- Bộ Y tế đề nghị tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề các tập thể, cá nhân có liên quan vụ việc "5 bệnh viện không nhận cấp cứu dẫn đến bệnh nhân tử vong"- Afganishtan đang diễn ra cuộc di tản lớn lịch sử. Gần 70 quốc gia cùng ra một tuyên bố chung đề nghị Taliban tạo điều kiện để người dân Afghanistan và các công dân nước ngoài được rời khỏi Afghanistan theo nguyện vọng, an toàn- Ít nhất 1300 người thiệt mạng trong trận động đất tại Haiiti, tình hình càng xấu hơn khi một cơn bão lớn dự báo sẽ đổ vào quốc gia này- Các nhà khoa học Nga nghiên cứu ra một loại vật liệu có khả năng tiêu diệt virus Sar Covi2 trong vài giây
Theo nhận định và tính toán của nhiều chuyên gia và nhà khoa học, với lượng vaccine được cam kết sẽ bàn giao trong quý III và quý IV năm nay, cùng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, thì mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022 là khả thi. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào việc mở cửa lại và khôi phục hoạt động kinh tế vào đầu quý II/2022. Khi đó trường lao động sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên nếu không chuẩn bị từ bây giờ, sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc giữ chân người lao động trong dịch bệnh, Chính phủ và các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ, đào tạo và đào tạo lại để người lao động có thể quay lại thị trường lao đống sớm nhất có thể. Cùng với đó là sự chủ động tham gia thị trường của chính người lao động. Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh. Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau.
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, gần 1,2 triệu người thất nghiệp và khoảng 1,1 triệu người thiếu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 226.000 đồng/tháng và theo dự báo, con số này vẫn sẽ không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh và làm thế nào để người bị mất việc, ngưng việc có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động khi dịch Covid được kiểm soát, đẩy lùi? Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Bài 1: Thất nghiệp - thiếu việc làm gia tăng, gánh nặng cuộc sống người lao động.
"Nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước năm tới là những vấn đề liên quan thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công, tài nguyên khoáng sản, đất đai"- Đó là yêu cầu. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với cơ quan này chiều 12/8.- Bộ Công Thương gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng chính phủ chỉ đạo ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm lúa, gạo hàng hóa sẽ thu mua.- Dù TP HCM thông báo đã giải ngân hết số tiền gói hỗ trợ đợt 1 và chi gói hỗ trợ đợt 2 lên tới 96%, song vẫn còn nhiều người dân thuộc diện trợ cấp cho biết, vẫn chưa nhận được gói hỗ trợ này.- Mỹ yêu cầu công dân tại Afganistan sơ tán ngay lập tức trong bối cảnh lực lượng Taliban chiếm giữ nhiều khu vực ở đây và vây hãm thủ đô Kabul. Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình tại Afganistan.- Nga bắt giữ một chuyên gia công nghệ siêu thanh tình nghi phản quốc.
- Giải pháp nào để ngăn ngừa đứt gẫy chuỗi cung ứng về lao động do dịch Covid-19? - Bắc Giang hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.
- Giải pháp nào để ngăn ngừa đứt gẫy chuỗi cung ứng về lao động do dịch Covid-19? -- Bắc Giang hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.
Cách đây 2 ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp. Đã có rất nhiều khuyến nghị được nêu ra, tập trung ở câu chuyện làm sao để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa an toàn phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đặc biệt là ổn định đời sống, dân sinh. BTV Nguyên Long có bình luận “Sinh kế của con người, sinh mệnh của nhân dân”:
Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào, tối qua 9/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã chủ trì tổ chức chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam. Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Lào và Việt Nam tuy hai mà một , tuy tiếng nói, phong tục khác nhau, nhưng là hai trái tim đồng cảm cùng chia sẻ một tương lai chung.
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nghị quyết 68 không chỉ bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống, khẩn trương, kịp thời chi trả cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
- Chuyến thăm Lào của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào - Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia: Ý nghĩa và vai trò của quá trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)