THỜI SỰ - VOV1 THỜI SỰ - VOV1
Thứ Năm, 3/4/2025
search
“Những cống hiến thầm lặng” năm 2025: Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
VOV1 - Chiều 31/03, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025.

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm nay với mục tiêu cùng các cơ quan truyền thông giúp người dân hiểu sâu hơn, có giải pháp để nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh; giúp người dân  hiểu rõ về các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong bối cảnh kinh tế số, biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế. Khởi đầu chương trình truyền thông là cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025. Các tác phẩm dự thi với đa dạng về thể loại có thời gian đăng tải từ 1/1/2025 đến 30/10/2025 và được gửi về qua địa chỉ email nhungconghienthamlang2025@gmail.com.

Ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết: Cuộc thi dành cho các tác giả chuyên và không chuyên phản ánh thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; nêu ra những tác hại của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng thiên tai, bão lũ ngày càng gia tăng… gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân; Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đối với người sử dụng lao động tại các làng nghề, các khu vực vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số….

Trong khuôn khổ chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm nay, Ban tổ chức sẽ triển khai các tọa đàm chuyên đề về: Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ sau thiên tai, Bảo hiểm rủi ro thiên tai cho người lao động…qua đó, giúp các lao động nữ, lao động tự do có thể bày tỏ những khó khăn, vướng mắc; đồng thời đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý, chuyên gia đề xuất những giải pháp gỡ vướng; các nhà hoạch định chính sách có thêm những thông tin xác thực trước khi ban hành những cơ chế, quy định, sao cho phù hợp. Ban tổ chức Chương trình cũng sẽ tăng cường hơn nữa các chuyến đi thực tế cho các nhà báo, các cuộc khảo sát hướng đến hỗ trợ người dân vùng rốn lũ, thường phải đối mặt với thiên tai cùng tạo sức lan tỏa rộng lớn hơn. 

Ngay sau Lễ khởi động Chương trình, diễn ra tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”. Các đại biểu cho rằng: Một trong các giải pháp hữu hiệu là hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng bởi thiên tai sớm ổn định, khôi phục sản xuất. Ông Đặng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội nêu thực tế tại địa phương: “Trích quỹ dự phòng rủi do là một trong những giải pháp để tính cho rủi do có thể xảy ra bất trắc. Hàng năm chúng tôi đều trích nguồn quỹ dự phòng rủi do để khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, cấp ủy chính quyền địa phương rà soát từng hộ dân để tùy mức độ rủi do để hỗ trợ họ vay vốn hoặc gia hạn nợ kéo dài thời gian để phục hồi sản xuất, khoanh nợ nghĩa là cho vay không phải trả lãi từ 3 năm đến 5 năm. Để có thể tạo lại sinh kế khi bị ảnh hưởng do thiên tai”.

Các chuyên gia cũng cho rằng: Chìa khóa để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là phải làm tốt công tác dự báo để có phương án phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa. Đồng thời, phải tăng năng lực thích ứng, khắc phục tình trạng tàn phá khủng khiếp của thiên tai; phải chú trọng triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn thường xuyên, liên tục, phù hợp đặc điểm điều kiện từng vùng miền…Ngoài ra, công tác hỗ trợ người lao động nâng cao năng lực nắm bắt thông tin, chủ động tham gia bảo hiểm rủi ro thiên tai; tăng cường tìm hiểu, tận dụng cơ hội phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp…/.

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận