Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.- Sáng nay, tỉnh Tuyên Quang cũng tổ chức kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh.- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Pháp; hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp và chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế.- Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet với số tiền giao dịch lên tới 30 nghìn tỷ đồng.- Thỏa thuận hạt nhân Iran chờ ngày “hồi sinh” khi Mỹ và Iran ấn định ngày trở lại đàm phán vào ngày 29/11 này.- COVID-19 đã khiến con người mất 28 triệu năm tuổi thọ trong năm qua.
Pasteurcovac là một loại vắc-xin ngừa covid-19 do Iran và Cuba hợp tác phát triển, đã chứng minh hiệu quả với covid-19 là 99%.
Các trục quan hệ quốc tế đang có sự chuyển động rõ nét trong thời gian ngắn gần đây. Cùng với việc Mỹ, Anh, Australia thiết lập liên minh AUKUS, một động thái đáng chú ý khác là việc Iran vừa chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) - tổ chức an ninh ở khu vực Trung Á do Nga và Trung Quốc dẫn đầu. Động thái này được xem là một thành tựu ngoại giao quan trọng của chính quyền mới tại Iran, đồng thời là bước củng cố lực lượng của tổ chức an ninh lớn nhất lục địa Á – Âu, mở rộng tầm ảnh hưởng của SCO trên bàn cờ địa chính trị thế giới.
Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm qua (12/9) đã đạt thỏa thuận về thiết bị giám sát tại cơ sở hạt nhân của nước này. Đây được xem là bước đi quan trọng mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán tái khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Iran với các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ, vốn bị đình trệ từ tháng 6 vừa qua.
Ngày 1/9, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Gia-vát Ô-gi (Javad Oji) thông báo Iran sẵn sàng tăng sản lượng khai thác dầu lên mức cao nhất có thể, nếu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây ngày càng tăng cao trong những ngày qua, đẩy khu vực vùng Vịnh trước nguy cơ bất ổn. Với cáo buộc Iran tấn công và cướp các tàu chở dầu khi đi qua vùng Vịnh, các nước phương Tây và Arab đe dọa sẽ có hành động quốc tế chung chống lại Iran, thậm chí Israel khẳng định có thể hành động cứng rắn để chống lại Iran. Trong khi đó, phía Iran liên tục bác bỏ các cáo buộc nhằm vào nước này, đồng thời cho rằng đây là một cuộc chiến tranh tâm lý, diễn ra trong bối cảnh Iran vừa có Tổng thống mới. Phía Iran cũng cho biết các lực lượng vũ trang của nước này luôn sẵn sàng đáp trả mọi mối đe dọa. Những động thái cứng rắn của các bên đang đẩy vùng Vịnh vốn căng như dây đàn trước nguy cơ xung đột mới.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chính thức nhậm chức hôm thứ 5 tuần này. Với tâm thế ủng hộ bản Kế hoạch hành động chung toàn diện, (hay còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015) kể từ khi còn tranh cử, ông Raisi được kỳ vọng sẽ thuyết phục Mỹ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt và quay trở lại đàm phán. Mặc dù còn nhiều quan điểm đối nghịch, nhưng thực tế, Iran cùng với Mỹ và các cường quốc đều đang muốn lách mình qua khe cửa rất hẹp để đạt được mục đích cuối cùng là quay trở lại thỏa thuận.
Hôm qua 5/8, Iran đã chính thức có Tổng thống mới và điều đang được quốc tế chờ đợi nhất chính là việc phái đoàn nước này sắp trở lại Viên, Áo để nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân với các cường quốc trên thế giới. Điều gì đang chờ đợi các bên tại vòng đàm phán thứ 7?
Iran mới đây tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ mọi mối đe dọa nhằm vào an ninh trong bối cảnh Israel, cùng với Mỹ và Anh cáo buộc Tehran phải trách nhiệm về vụ tàu chở dầu của Israel bị tấn công trên biển Ả Rập, khiến 2 thủy thủ thiệt mạng, trong đó có 1 người Anh. Vụ việc có nguy cơ làm leo thang hơn nữa cuộc chiến tranh ngầm âm ỉ nhiều năm giữa Israel và Iran ở vùng biển nhiều sóng gió này.
2 thủy thủ trên một tàu chở dầu do hãng vận tải của Ixraen quản lý đã thiệt mạng trong một vụ tấn công sử dụng máy bay không người lái tại Vịnh Oman. Giới chức Ixraen đã ngay lập tức nghi ngờ Iran có liên quan đến vụ việc, đồng thời đang tính toán phương án đáp trả cứng rắn.