Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Pakistan. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia Hồi giáo láng giềng tìm cách hàn gắn mối quan hệ sau các cuộc tấn công tên lửa "ăn miếng trả miếng" hồi tháng 1 năm nay. Iran và Pakistan có lịch sử quan hệ không mấy suôn sẻ, nhưng vụ tấn công tên lửa hồi đầu năm nay là vụ việc nghiêm trọng nhất trong nhiều năm. Chính vì thế mà chuyến thăm tới Pakistan lần này của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện và củng cố hơn nữa quan hệ song phương. Trong bối cảnh chảo lửa Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc Iran hàn gắn quan hệ với Pakistan tác động ra sao tới an ninh khu vực?
Bộ trưởng Quân đội Pháp ông Sébastien Lecornu hôm qua (21/4) cho rằng Iran là mối đe doạ an ninh đối với châu Âu và Pháp sau khi nước này tấn công tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào Israel hôm 13/4. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, Pháp không muốn xung đột với Iran.
Truyền thông Iran hôm qua (21/4) đã bác bỏ thông tin nói rằng nước này và Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp về một số vấn đề, trong đó có thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 .
Căng thẳng Israel-Iran trong tuần có hàng loạt diễn biến mới. Sau các thông tin về một vụ tấn công vào thành phố Isfahan thuộc lãnh thổ Iran, lực lượng phòng không Iran đã bắn hạ 3 thiết bị không người lái. Tuy nhiên, đại diện cấp cao Iran cho biết, Tehran không có kế hoạch đáp trả ngay lập tức; trong khi cả 2 bên dường như đều hạ thấp tầm quan trọng của sự viêc. Diễn biến này khiến dư luận không khỏi hoài nghi, liệu đây là bước hạ nhiệt căng thẳng trước sức ép của cộng đồng quốc tế hay còn gửi đi một thông điệp nào khác? Góc nhìn của PV Bá Thi - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.
Cao uỷ phụ trách An ninh và Đối ngoại châu Âu ông Josep Borrel ngày16/4 cho biết đang xem xét mở rộng lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi nước này tiến hành cuộc tập kích Israel vào đêm 13/4, trong đó sẽ nhắm vào chương trình tên lửa của Iran cũng như các lực lượng được mà Liên minh châu Âu đánh giá đang được Téhéran hậu thuẫn như Hezbollah ở Liban hay Houthis ở Yemen.
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto hôm qua cho biết chính phủ nước này đã chuẩn bị một số chính sách chiến lược nhằm hạn chế tác động của xung đột Iran-Israel đến nền kinh tế.
Trong phiên họp khẩn diễn ra vào chiều qua (14/4), tại New York (khoảng 3h sáng nay theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh mọi hành động có thể dẫn tới đối đầu quân sự quy mô lớn, trên nhiều mặt trận khác nhau ở Trung Đông.
Đúng như nhận định của một số nhà phân tích, chính phủ Israel vẫn chưa quyết định được biện pháp đáp trả nhằm vào Iran, dù hơn 24 giờ đã trôi qua kể từ sau cuộc tấn công quy mô lớn chưa từng có của Iran vào Israel. Điều này tiếp tục làm dấy lên những đồn đoán về bước đi tiếp theo mà Israel có thể tiến hành trong cuộc đối đầu quân sự đầy rủi ro với Iran. Trong đó, không ít ý kiến lo ngại khoảng lặng ngắn ngủi trước cơn bão sẽ sớm kết thúc.
Tình hình Trung Đông tiếp tục chạm tới đỉnh điểm căng thẳng sau các vụ tấn công trả đũa của Iran và các đồng minh nhắm vào lãnh thổ Israel. Chỉ vài giờ sau khi phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel, giới chức Iran tuyên bố kết thúc đòn đáp trả. Đã có nhiều kịch bản đặt ra sau động thái tấn công trả đũa của Iran. Việc Israel tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng các cuộc tấn công trả đũa Iran; việc Tổng thống Mỹ Joe Biden họp khẩn cấp Hội đồng An ninh quốc gia đồng thời cam kết đứng về phía Israel ngăn chặn các động thái tấn công từ Iran đã đẩy Trung Đông đứng trước những tình thế đặc biệt nguy hiểm.
Sáng sớm nay (14/4), giờ Hà Nội, Iran đã bắt đầu cuộc tấn công trả đũa nhằm vào Israel. Iran đã phóng hơn 100 UAV tấn công Israel và nhiều nước phải đóng cửa không phận.
Đang phát
Theo dòng thời sự07h00-08h00
Live