Bất chấp nhiều cảnh báo và kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng của cộng đồng quốc tế, hôm qua (26/8), quân đội Israel tiếp tục mở thêm nhiều cuộc không kích vào lãnh thổ Liban, trong khi lực lượng Hezbollah cũng triển khai máy bay không người lái tấn công đáp trả.
Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby ngày 12/08 cho biết Iran và các lực lượng ủy nhiệm có thể tấn công Israel trong tuần này.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5/7 và được Đại giáo chủ Ali Khamenei chính thức xác nhận là Tổng thống thứ 9 của nước Cộng hòa Hồi giáo, ông Masoud Pezeshkian ngày 30/7 đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Iran.
Tổng thống mới đắc cử Iran Masoud Pezeshkian vừa công bố các ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh việc tạo dựng mối quan hệ cân bằng với tất cả các quốc gia, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, nước Cộng hoà Hồi giáo cũng sẽ không khuất phục trước các áp lực.
- Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ tầm nhìn về nhiều vấn đề kinh tế thế giới - Việt Nam - Iran có nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác về du lịch - Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác
Hôm nay (05/07), diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Iran vòng 2, do không có ứng viên nào dành được quá bán số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử vòng 1 trước đó. Cuộc bầu cử tổng thống Iran lần này chứng kiến sự chạy đua giữa hai ứng cử viên là Bộ trưởng Y tế Masoud Pezeshkian và cựu Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Saeed Jalili.
Đúng như dự báo, cơ quan bầu cử Iran đã quyết định kéo dài thêm thời gian bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 14 được tổ chức 28/6, nhằm tạo điều kiện cho cử tri nước này thực hiện quyền công dân và bầu chọn nhà lãnh đạo mới thay thế Tổng thống Raisi tử nạn trong vụ rơi trực thăng hôm 19/5.
Ngày mai, Iran sẽ tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống để tìm người thay thế cố Tổng thống Ebrahim Raisi đã bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay cách đây hơn một tháng. Cuộc bầu cử thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong bối cảnh nội bộ Iran cũng như khu vực đang chứng kiến những biến động chính trị lớn. Trong cuộc bầu cử ngày mai, cử tri Iran sẽ lựa chọn giữa 6 ứng cử viên, do Hội đồng Giám hộ chọn ra từ 80 ứng cử viên đã nộp đơn ứng cử. Nhóm 3 ứng cử viên hàng đầu gồm Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf theo trường phái bảo thủ, Cựu nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili nổi tiếng về quan điểm cứng rắn và nghị sỹ theo chủ nghĩa cải cách Massoud Pezeshkian . Kết quả cuộc bầu cử được cho là sẽ tác động không nhỏ tới chính sách đối nội và đối ngoại của Iran khi các ứng cử viên theo đuổi đường lối chính trị khác nhau – cải cách và bảo thủ. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế làm rõ hơn nội dung này.
Iran vừa công bố báo cáo đầu tiên về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay trực thăng gần đây dẫn đến cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tùy tùng. Việc nhà lãnh đạo Iran tử nạn có thể khiến tình hình chính trị Iran thêm rối ren, khi quốc gia Hồi giáo này đang đương đầu với nhiều áp lực cả trong và ngoài nước. Những thay đổi về bộ máy quyền lực tại Iran cũng đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.
Sau những nỗ lực tìm kiếm bất thành, truyền thông và giới chức Iran đã chính thức xác nhận Tổng thống nước này Ebrahim Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahhian đã tử nạn trong sự cố rơi máy bay vào chiều ngày 19/5 tại khu vực rừng núi giáp biên giới Azerbaijan. Sự ra đi của của ông Raisi là một cú sốc lớn với Iran và Trung Đông trong bối cảnh nội bộ Iran cũng như khu vực đang chứng kiến những biến động chính trị lớn.