Dự kiến bắt đầu từ hôm nay (14/2), Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày (từ 14-16/2) theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Rai-xi đến Trung Quốc kể từ khi nhậm chức năm 2021 nhằm tăng cường quan hệ giữa hai bên. Trong bối cảnh cả Trung Quốc và Iran đều đang căng thẳng với Mỹ, hai bên kỳ vọng gì vào chuyến viếng thăm lần này? Đâu là những không gian hợp tác tiềm năng giữa hai nước hiện nay?
Trao đổi với phóng viên Đài TNVN tại Ai Cập ngày 11-2, về tình hình người Việt tại Syria sau động đất, Đại sứ Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria Lương Quốc Huy cho biết Đại sứ quán vẫn tích cực theo dõi thông tin tình hình và nắm thông tin về người Việt tại Syria, tình hình cứu trợ cho nạn nhân và những khó khăn trong khắc phục hậu quả của động đất ở miền Bắc Syria
Iran và Hàn Quốc vừa triệu Đại sứ của nhau vì mâu thuẫn gia tăng sau phát biểu mới đây của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Căng thẳng gia tăng trong quan hệ ngoại giao giữa Anh và Iran sau vụ hành quyết cựu Thứ trưởng Quốc phòng Alireza Akbari. Vụ việc không chỉ làm tổn hại quan hệ ngoại giao giữa hai nước còn ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đàm phán hạt nhân Iran.
Nhìn vào các hồ sơ quốc tế nóng trong năm 2021 không thể không nhắc đến vấn đề hạt nhân Iran. 7 vòng đàm phán giữa Iran và các cường quốc đã được tiến hành trong năm 2021, tuy nhiên các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung liên quan đến chính sách cấm vận của Mỹ và tiến trình làm giàu urani của Iran. Có thể nói những diễn biến hiện nay trái với dự đoán của nhiều chuyên gia cách đây gần 1 năm khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, với cam kết đưa Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015. Vậy điều gì đang làm cản trở thỏa thuận hạt nhân Iran?
Iran và các cường quốc hôm nay gặp nhau tại Viên (Vienna, Áo) nhằm tiếp tục nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 đang đứng trước bờ vực đổ vỡ. Trong khi các bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc hiện nay, thì Mỹ cũng đang tích cực chuẩn bị các giải pháp thay thế trong trường hợp đàm phán thất bại.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gant hôm qua đã tới Mỹ, với trọng tâm nghị sự là chương trình hạt nhân Iran. Chuyến thăm trùng thời điểm các bên còn lại của Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trở lại Viên, Áo để tiếp tục tiến trình đàm phán, dù không mấy lạc quan về một kết quả sẽ sớm đạt được. Lựa chọn “thay thế cho đối thoại” liên tiếp được cảnh báo.
Hôm nay, vòng đàm phán mới về khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ nối lại tại Viên, Áo sau khi gián đoạn vào cuối tuần trước. Về phía P5+1 sẽ có các đoàn đàm phán của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga, trong khi phái đoàn Mỹ vẫn tham dự gián tiếp thông qua sự trung gian của Liên minh châu Âu. Vòng đàm phán này diễn ra trong bối cảnh các nước P5+1 đang rất thất vọng với thái độ mà P5+1 cho là “thiếu nghiêm túc” của Iran khi nước này tuần trước đưa ra đề xuất mới thay đổi tới 70-80% các thỏa thuận mà hai bên phải mất nhiều vòng đàm phán căng thẳng mới đạt được. Việc P5+1 chấp thuận trở lại bàn đàm phán để xem xét các đề xuất của Iran được đánh giá là sự kiên nhẫn rất lớn. Nhưng Iran sẽ ứng xử như thế nào trước sự kiên nhẫn này và các bên liệu sẽ chấp nhận nhượng bộ đến đâu trong các vấn đề cốt lõi? Nhà báo Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế làm rõ hơn nội dung này.
Theo kế hoạch, hôm nay 29/11, cuộc đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại tại Viên, Áo. Sau gần nửa năm bị đình trệ, cuộc đàm phán lần này được kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện giữa Iran và Nhóm P5+1 ký kết năm 2015 - vốn gần như đổ vỡ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn lắm chông gai vì sự nhượng bộ giữa các bên là không dễ dàng. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, công tác tại Trung Đông và nghiên cứu về tình hình Iran, phân tích rõ hơn tính toán của các bên liên quan đến hồ sơ nóng này.
Trước vòng đàm phán vào cuối tháng 11 tại Viên, Áo, Iran đã thảo luận với Nga và Trung Quốc về hồ sơ hạt nhân và yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.