Gần 1 tháng kể từ ngày trở về nước tham vấn, hôm qua, phía Iran bất ngờ tuyên bố, tiến trình đàm phán tại Vienna, Áo với các cường quốc trên thế giới về thỏa thuận hạt nhân 2015, cần phải chờ Chính quyền mới của nước này nhậm chức, với thời gian dự kiến là đầu tháng 8 tới. Sự “gián đoạn” trong đàm phán, với một khoảng thời gian dài hơn dự kiến, đang khiến các nhà đàm phán phương Tây “lo lắng” và đặt ra câu hỏi cho những bước đi tiếp theo nếu tiến trình đàm phán rơi vào “ngõ cụt”.
Iran vừa chính thức thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về việc nước này sẽ làm giàu urani lên mức 20%. Động thái này của Iran khiến phương Tây và các nước thành viên ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 hết sức lo ngại, coi đây là lực cản lớn với các cuộc đàm phán đang diễn ra tại thủ đô Viên của Áo nhằm khôi phục bản thỏa thuận lịch sử này. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt vấn đề việc làm giàu urani lên mức 20% là ý định thực sự của Iran hay vẫn chỉ là “lá bài” để Iran gây áp lực với các bên trên bàn đàm phán, và liệu chính quyền mới ở Iran có cách tiếp cận khác hơn so với thời của ông Hasat trong vấn đề hạt nhân hay không? Phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông làm rõ vấn đề này.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA & những yêu cầu đặt ra.- Bước lùi trong đàm phán hạt nhân Iran.- Quảng Nam: Tạo sức bật mới cho sự phát triển từ tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch
Các nhà chức trách Mỹ đã thu giữ hàng loạt tên miền Internet liên quan tới Iran, với cáo buộc phát tán thông tin sai lệch. Động thái này của Mỹ diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán ở Viên, Áo về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang gặp bế tắc khi vòng 6 cuộc đàm phán không đạt kết quả cụ thể. Điều này có thể khiến tương lai của tiến trình đàm phán tại Viên ngày càng mờ mịt.
Sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Iran Ebrahim Raisi theo đường lối bảo thủ đã chính thức trở thành người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani. Đảm nhận trọng trách lèo lái đất nước trong bối cảnh nền kinh tế Iran vẫn đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng do chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, dư luận đang đặc biệt tò mò về tương lai thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới thời chính quyền mới của Tehran!
Cùng với những điểm nóng về Triều Tiên, quan hệ Mỹ-Trung và biến chủng mới của đại dịch COVID19, dư luận quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Iran. BTV quốc tế Đình Nam, người chuyên theo dõi khu vực Trung Đông- Châu Phi. phân tích về những dự báo về tình hình chính trường Iran và tác động đối với khu vực.
Theo hãng thông tấn chính thức của Cộng hòa hồi giáo Iran (IRNA), ứng cử viên Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Iran.
Hôm nay, Iran tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống chọn người kế nhiệm ông Hassan Rouhani. Trong bối cảnh chính trường Iran có sự phân chia rất rõ nét giữa hai luồng tư tưởng bảo thủ và ôn hòa, cuộc bầu cử này nhiều khả năng sẽ tạo nên bước ngoặt trong chiến lược phát triển của Iran sau nhiệm kỳ 8 năm cầm quyền của ông Hassan Rouhani khi các ứng cử viên theo đường lối bảo thủ được đánh giá là mạnh hơn hẳn các ứng cử viên theo đường lối ôn hòa. Cuộc bầu cử Tổng thống tại Iran được đặc biệt quan tâm bởi không chỉ quyết định tương lai phát triển của Iran, mà còn ảnh hưởng tới quá trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1. Nhiều người lo ngại nếu Iran có một Tổng thống mới theo đường lối bảo thủ, các vòng đàm phán để khôi phục thỏa thuận này sẽ chông gai hơn rất nhiều.
Iran và các cường quốc thế giới hôm qua nối lại vòng đàm phán thứ 6 tại thủ đô Vienna của Áo về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015. Năm vòng đàm phán vừa qua đã đạt được các bước tiến lớn, nhưng các bên liên quan nhận định sẽ khó đạt được một thỏa thuận trước cuộc bầu cử Tổng thống Iran vào ngày 18/06 tới.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa quyết định dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt với Iran trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ. Việc nới lỏng trừng phạt Iran lần đầu tiên trong gần 2 năm qua được xem là nỗ lực của Mỹ nhằm tạo động lực cho các cuộc đàm phán hạt nhân dự kiến trong ngày hôm nay tại Vienna, Áo.
Đang phát
Live