Những ngày qua, câu chuyện trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 của Mỹ đã được đề cập liên tục, từ Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến Ngoại trưởng Antony Blinken, cùng nhiều quan chức cấp cao khác của châu Âu và Iran. Tuy nhiên, để Mỹ trở lại thỏa thuận, Iran quay lại tuân thủ cam kết, các bên hiện vẫn còn khá nhiều việc phải làm. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Chính quyền Mỹ hôm qua tuyên bố sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán với Iran và các cường quốc trên thế giới để thảo luận về việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn được biết đến với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Đây được cho là bước đi rõ ràng nhằm bác bỏ "chiến dịch gây áp lực tối đa" của cựu Tổng thống Đô-nan Trăm (Donald Trump) nhằm cô lập nước Cộng hòa Hồi giáo.
Mỹ vừa rút một tàu sân bay khỏi Vùng Vịnh và điều động sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh Mỹ quan tâm đến bức tranh địa chiến lược lớn hơn khi đưa ra quyết định di chuyển tàu sân bay này. Dư luận thế giới ngay lập tức chú ý đến bước đi này của Mỹ, coi đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang muốn hạ nhiệt căng thẳng với Iran, thể hiện cách tiếp cận mới của Mỹ trong quan hệ với Iran kể từ khi ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống. Trước đó, ông Joe Biden cũng đã đề cập đến khả năng Mỹ quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân Iran nếu như Iran tuân thủ thỏa thuận. Vậy những động thái của chính quyền Mỹ trong những ngày đầu ông Joe Biden nhậm chức đã hé lộ chính sách với Iran như thế nào? Cuộc trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có thời gian dài làm việc tại Trung Đông sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa cho biết đã nhận được thông báo từ Iran về việc nước này đang đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm từ urani, nhằm cung cấp nhiên liệu cải tiến cho một lò phản ứng phục vụ công tác nghiên cứu tại Tehran. Đây là động thái được cho là khá cứng rắn từ phía Iran, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran đang ngày càng gia tăng, sau thông báo của Iran vào đúng ngày đầu tiên của Năm mới 2021 về việc nâng mức làm giàu uranium vượt xa ngưỡng cam kết. Trong khi đó, theo một thông báo đăng trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ hôm qua, phía Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan tới Iran đối với 3 cá nhân và 16 thực thể, dính dáng cả Đại giáo chủ Kha-mê-nây. Để có thêm thông tin về những động thái cứng rắn từ cả hai phía Mỹ và Iran trong thời gian gần đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc:
Iran không có ý định thực hiện bất kỳ cuộc tấn công hoặc gây hấn nào đối với bất kỳ quốc gia láng giềng nào, nhưng sẵn sàng đối mặt với mọi mối đe dọa và sẵn sàng đáp trả kẻ thù.
Đúng ngày đầu tiên của Năm mới 2021, Iran đã thông báo ý định sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết, tức là trở về mức trước khi đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Iran đã gửi thư đến để thông báo ý định nâng mức làm giàu uranium lên 20% tại nhà máy hạt nhân ngầm Fordo, theo một luật mà Quốc hội Iran thông qua mới đây. Đây được xem là bước đi đáp trả đầu tiên của Iran sau vụ nhà khoa học hàng đầu nước này Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát cách đây 2 tháng. Những động thái cứng rắn này đang khiến thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, mà xa hơn là mọi nỗ lực nhằm ổn định Trung Đông đứng trước nguy cơ trở về con số không. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông sẽ thông tin cụ thể về bước đi mới nhất của Iran và những tác động tới thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015.
- Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc bầu cử quốc gia, thành phố HCM sẽ kiện toàn bộ máy Thành ủy Thủ Đức trước ngày 8/1 tới, sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu.- Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt trong công tác kiểm soát nhập cảnh, khi trong 2 ngày qua, nước ta phát hiện 364 người nhập cảnh trái phép.- Ngày nghỉ cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dương lịch 2021: Cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông sau khi uống rượu bia tăng.- Iran cáo buộc Ixraen âm mưu kích động chiến tranh, bằng việc lên kế hoạch tấn công vào lực lượng Mỹ tại Iraq.- Israel trở thành quốc gia dẫn đầu trên thế giới về tỷ lệ người dân được tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19.
Trong tuần, quan hệ giữa Iran - Mỹ và các đồng minh lại nóng lên bắt đầu từ vụ ám sát một nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Tehran, được cho là có liên quan đến Mỹ và Israel. Ngay sau đó là hàng loạt các động thái của cả hai bên, đẩy quan hệ Mỹ - Iran trở nên đặc biệt căng thẳng vào giai đoạn mà nước Mỹ đang chuẩn bị có những bước chuyển giao quyền lực hậu bầu cử. Các bên đang tính toán gì vào thời điểm nhiều phức tạp và rối ren này? Liệu quan hệ Mỹ - Iran nói riêng và tình hình khu vực Trung Đông có tiếp tục chuyển xấu sau các diễn biến vừa qua? Khách mời của chương trình là Đại sứ Nguyễn Quang Khai - Người từng có có nhiều năm công tác tại khu vực Trung Đông sẽ phân tích rõ nội dung này:
Trước vụ ám sát nhà khoa học Iran, đã có nhiều suy đoán rộ lên về việc Mỹ đang tìm cách tấn công Iran trước khi Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ nhằm tạo ra một tình thế “không thể cứu vãn” trong trường hợp ông Joe Biden nhậm chức với kế hoạch quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Giới quan sát nhận định rằng, cái chết của nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh rõ ràng là “tin xấu” cho tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran. Phân tích rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai – người có nhiều năm công tác tại Trung Đông:
- Đến bao giờ mới chấm dứt nạn “loạn” văn bằng, chứng chỉ?- Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì?- Kiểm soát chất lượng cùng Người tiêu dùng "mua sắm an toàn" trong Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam.
Đang phát
Live