Đột phá cải cách hành chính để tránh hành dân- Hà Nội: Triển khai rộng khắp mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”.- “Kinh tế số 2 năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng số 1 khu vực – nhận diện cơ hội, thách thức” - Triển khai các giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường online”- “Tổng thống Indonesia thăm Philippines làm sâu sắc quan hệ song phương”.- Người dân Hy Lạp vẫn gặp khó khăn trong việc tái thiết sau 4 tháng xảy ra lũ lụt kéo dài .
Tỷ lệ hồ sơ đúng hạn đạt 98,8%, hồ sơ trực tuyến đạt 95,5%... là kết quả ấn tượng trong công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải chấn chỉnh kịp thời, hiệu quả, trong đó việc phát huy, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu là giải pháp quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hôm nay, ngày 7/12, Cục thuế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp về chính sách, thủ tục hành chính thuế lần thứ II năm 2023 nhằm chia sẻ và giải đáp tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp.
- Hà Tĩnh điểm sáng trong cải cách hành chính. - Bắc Ninh: Đẩy mạnh triển khai biên lai điện tử trên địa bàn toàn tỉnh.- Phát huy hiệu quả mô hình “Tổ liên gia tự quản về phòng cháy chữa cháy”
Sáng nay ( 7/11), UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2023.
Với mục tiêu “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều mô hình, cách làm hay được áp dụng để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Điều này không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí trong thực hiện thủ tục mà còn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Để quá trình này thực hiện hiệu quả thì dữ liệu được coi là vấn đề cốt lõi, là "chìa khóa" thành công. Bởi vậy, Chính phủ đã chọn năm 2023 là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới” Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nhận diện những thách thức và cơ hội trong thời gian tới đối với cộng đồng doanh nghiệp, sáng nay (25/10), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số”.
Liên tiếp trong nhiều năm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nằm trong Top đầu về chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn. Điều này đã tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nâng cao năng lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Theo Báo cáo, tổng số điểm Chỉ số CCHC của Bộ Tư pháp năm 2022 là 90.63/100 điểm – xếp thứ 2/17 Bộ, ngành. Đây là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp duy trì nhóm 3 Bộ dẫn đầu về Chỉ số CCHC cấp Bộ. Tổng giá trị điểm số của Bộ Tư pháp đều tăng đối với điểm chấm qua thẩm định cũng như điểm đánh giá qua điều tra xã hội học. Trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2022, Bộ Tư pháp cũng đạt chỉ số điểm cao, xếp thứ 1/17 Bộ ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Kết quả đó đã tiếp tục phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ của Lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực CCHC của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua rà soát số điểm trừ của Bộ Tư pháp cũng như qua phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc chấm điểm năm 2022, Văn phòng Bộ nhận thấy trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại Bộ còn một số hạn chế. Trong đó, có 2 lĩnh vực nằm ngoài top 3 vị trí xếp hạng theo lĩnh vực là Cải cách chế độ công vụ (xếp thứ 9/17 Bộ); Cải cách tài chính công (xếp thứ 5/17 Bộ) và Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số (xếp thứ 9/17 Bộ)… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC của Bộ, trọng tâm là các nội dung đánh giá Chỉ số CCHC, Văn phòng Bộ Tư pháp đề nghị các đơn vị rà soát các nội dung bị trừ điểm tại Chỉ số CCHC năm 2022 của Bộ Tư pháp, rút kinh nghiệm và chủ động hoặc tham mưu Lãnh đạo Bộ các giải pháp để khắc phục. Các đơn vị thuộc Bộ cần đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án, văn bản được giao chủ trì soạn thảo thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2023 và hoàn thành đúng hạn việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đang phát
Live