Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã, không chỉ là bước tinh gọn bộ máy, mà còn hướng đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Tại TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu phường Phước Hiệp sáp nhập vào phường Phước Trung, lấy tên là Phước Trung, trụ sở làm việc tại UBND phường Phước Trung. Ông Lê Hoàng Nhựt, công chức UBND phường Phước Trung, TP Bà Rịa cho biết, sau nghỉ Tết, người dân đến giao dịch rất đông. Để đảm bảo mọi giao dịch của dân được thông suốt, hiệu quả, anh em công chức sẽ hỗ trợ lẫn nhau.
![](/sites/default/files/styles/large_watermark/public/2025-02/ANH%203.jpg)
Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Trung Lộc được sáp nhập vào thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc). Việc sáp nhập đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn.
![](/sites/default/files/styles/large_watermark/public/2025-02/anh_2.jpg)
Ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng nói rằng, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, bên cạnh bộ máy hành chính được tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, còn tạo ra thêm nhiều không gian phát triển mới cho các địa phương. Với Hải Phòng sẽ góp phần xây dựng thành phố Hải Phòng xứng tầm với vị thế của đô thị loại I cấp quốc gia, đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước.
Một không gian mới, đủ rộng, đủ lớn hình thành sau sáp nhập sẽ là nền tảng để các địa phương phát triển. Vấn đề là nền tảng ấy được nhìn nhận, đánh giá, có những giải pháp phù hợp để tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển này.
Bình luận