Tiếp tục chương trình phiên họp 38, hôm nay, cho ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, Ủy ban TVQH đánh giá cao dự thảo luật đã cụ thể hóa Kết luận số 91 của Bộ Chính trị quy định lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa quy định, thủ tục hành chính, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID...Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ tư pháp tổ chức sáng nay. Trước khi khi có Chỉ thị 23, qua rà soát, có 154 thủ tục hành chính của các Bộ, ngành quản lý yêu cầu người dân phải xuất trình hoặc nộp phiếu lý lịch tư pháp. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức chủ động yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp thay vì yêu cầu người dân nộp như trước kia. Đây là bước cải cách có tính chất "đột phá" về thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Từ 01/8/2023-30/6 năm nay, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiếp nhận và cấp 486 phiếu lý lịch tư pháp, trong đó tỷ lệ đúng hạn chiếm 99.8%. Tại địa phương, Sở Tư pháp đã tiếp nhận hơn 1 triệu hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tỷ lệ trả đúng và sớm hạn chiếm 96.5%. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phân quyền cho các Sở Tư pháp chủ động khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia mà không cần Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia phê duyệt từng hồ sơ như trước. Ngoài ra, Bộ tư pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID. Hiện nay, đã có 28 tỉnh, thành phố thử nghiệm thành công, sẵn sàng cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong công tác này là vẫn còn tồn đọng thông tin, chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, việc tích hợp, liên thông dữ liệu của hệ thống thông tin một cửa điện tử và phần mềm quản lý lý lịch tư pháp tại một số địa phương chưa thông suốt, hiệu quả. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới, yếu tố quan trọng là: “Chúng ta thống nhất nhận thức chung muốn đổi mới công tác lý lịch tư pháp, chỉ thị 23 chính là công cụ vô cùng quan trọng. Bài học kinh nghiệm phối hợp liên ngành trong công tác tư pháp. 18, 20 thông tin lý lịch tư pháp đến từ rất nhiều các cơ quan pháp luật và tư pháp khác nhau, phải có sự phối hợp để làm sao mà tập hợp được đầy đủ, cập nhật đúng, đủ, sạch, sống. Tất cả các bộ, ngành đều phải thực hiện hết trách nhiệm của mình”
Trong quá trình cải cách hành chính, dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu, thì yếu tố con người vẫn là mấu chốt trong hệ thống đó. Chính vì vậy, cùng với chuyển đổi số, chuẩn hóa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận một cửa), thì kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính là “cốt lõi” của một nền hành chính phục vụ, vì dân.
Bộ Nội vụ đã tiếp nhận 43 hồ sơ của 43 tỉnh trong số hơn 50 tỉnh thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; đã hoàn thiện thẩm định được 32 bộ hồ sơ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 3 bộ và đang báo cáo Chính phủ 3 bộ hồ sơ và còn 10 địa phương chưa gửi hồ sơ để thẩm định. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tiến độ thực hiện sáp nhập khó có thể hoàn thành trước tháng 10 năm nay.
- Thái Nguyên: Đơn giảm hoá thủ tục hành chính về đất đai - Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm - Italia: Chú chó robot hút bụi thông minh giúp giải quyết vấn nạn rác trên bãi biển
Nếu như trước đây thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền, tài sản của cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai thì nay, tại nhiều bộ, ngành, địa phương việc áp dụng số hoá trong giải quyết các thủ tục hành chính đã góp phần triệt tiêu nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt, đặc biệt là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ghi nhận về vấn đề này tại tỉnh Thái Nguyên của phóng viên Đài TNVN:
- Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đúng lộ trình, tạo đồng thuận trong cán bộ, nhân dân. - Thành phố Hải Phòng: Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư 1.147 người.
Quán triệt Nghị quyết của Đảng: Không chỉ là khai hội, thảo nghị quyết.- Hà Nội tập trung sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.- Những bất ổn chính trị tại Banglades có thể kéo theo những hệ lụy cho khu vực Nam Á.
Theo kế hoạch, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025 phải hoàn thành trước tháng 10/2024 để các địa phương kịp chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Trong quá trình thực hiện phải bảo đảm bộ máy hoạt động ổn định, phục vụ tốt nhất các nhiệm vụ đối với người dân.
Thanh Hóa là địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Địa phương này đã hoàn thành việc sáp nhập 143 xã thành 67 xã (giảm 76 xã). Thanh Hoá đã làm gì để tạo được sự đồng thuân trong nhân dân, cán bộ, đảng viên, và hơn cả là mang lại hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính sau sáp nhập.
Đang phát
Live