- Chiều 8/2, nước ta ghi nhận 45 ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, trong đó TPHCM 25 ca.- Thủ tướng Chính phủ cho phép TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 tại các khu vực có dịch bệnh.- Nếu Việt Nam chấp thuận các điều kiện mà Liên hợp quốc và 1 số tổ chức quốc tế đưa ra, cuối tháng 2 này nước ta sẽ có vaccine Covid-19 nhập khẩu.- Ở trong nước, giai đoạn 1 thử nghiệm vaccine Nano Covax đã hoàn thành. Bước đầu vắc xin này được đánh giá an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, có hiệu quả đối với virus SARS-CoV-2 và biến thể mới.- Thiết quân luật được ban bố tại thành phố lớn thứ hai của Mianma trong bối cảnh các cuộc biểu tình đã bước sang ngày thứ 3 liên tiếp sau khi Tổng thống và Cố vấn nhà nước bị quân đội bắt giữ.- Ấn Độ nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong vụ vỡ sông băng ở dãy Himalaya.
Với tất cả các đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, nếu như ngày đầu khai mạc là tâm trạng vinh dự, phấn khởi xen lẫn hồi hộp thì hôm nay, các đại biểu phấn khởi và hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc vì những ý kiến tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của mình đã đóng góp vào thành công chung của Đại hội, đặc biệt là đã bầu ra một Ban chấp hành Trung ương khóa mới, được đảng viên và nhân dân đánh giá là tiêu biểu cho trí tuệ của Đảng; một Ban chấp hành đoàn kết, có sự kế thừa và phát triển. Hạnh phúc hơn cả là người đứng đầu Đảng ta – Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – người tiêu biểu cho đạo đức và trí tuệ của Đảng, được nhân dân và đảng viên cả nước tin yêu, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Tổng Bí thư khóa mới. Nhóm phóng viên Đài TNVN ghi lại ý kiến của các đại biểu trong phiên bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng:
Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 với 2 đợt diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, dư luận tiếp tục quan tâm đến lộ trình tiếp theo của kỳ thi THPT sau năm 2020. Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và năm nay là thi tốt nghiệp THPT đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Năm 2020 là năm cuối cùng Bộ GDĐT thực hiện lộ trình đổi mới thi. Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ GD&ĐT đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020. Chủ trương này đang được đánh giá đúng đắn, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, thầy cô giáo; tuy nhiên lộ trình triển khai thế nào, chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực ra sao lại là điều khiến nhiều người băn khoăn. Cùng vị khách mời là PGS TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT sec sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
- Phương án thi THPH giai đoạn 2021-2025: Khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp.- Đặc sắc cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020.- Hậu phương vững chắc của những các chiến sỹ biên phòng.
Sau khi bất ngờ về quyết định từ chức của Thủ tướng Nhật Bản Abe shinzo vào Thứ 6 tuần trước, dư luận giờ đây đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc đua giành chiếc ghế Chủ tịch Đảng LPD cầm quyền và kế nhiệm ông Abe. Liệu các đường hướng, chính sách của Nhật Bản giai đoạn “hậu Abe shizo” có nhiều thay đổi không, khi mà nhà lãnh đạo này đã ghi dấu ấn cá nhân khá rõ nét trong các quyết sách cả về đối nội và đối ngoại trong thời gian tại nhiệm. Để làm rõ hơn các nội dung này, mời quý vị cùng nghe cuộc trao đổi giữa BTV Thu Hà và Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật Bản:
Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2015 đến tháng 12/2019, cả nước đã tinh giản gần 50.600 biên chế. Hiện tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là khoảng trên 253.500 biên chế (giảm 8,68%). Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2021 phải giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, và để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi quá trình tinh giản biên chế phải đẩy nhanh hơn trong thời gian tới.
- Bang New York ở Mỹ bắt đầu mở cửa giai đoạn 4, khu du lịch tượng Nữ thần Tự do mở cửa đón du khách.- Chị Amy Jandrisevits ở Mỹ với dự án thiện nguyện “Búp bê giống tôi”.
Trước nguy cơ làn sóng dịch Covid-19 thứ hai, các nhà khoa học trên thế giới đều đang gấp rút triển khai công nghệ mới để nghiên cứu và điều chế vắc xin phòng ngừa dịch bệnh. Không nằm ngoài cuộc đua này, Trung Quốc hiện cũng đang thúc đẩy tiến trình thử nghiệm lâm sàng cho 5 loại vắc-xin do các tập đoàn y dược nước này sản xuất.
Một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần là căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, với các cuộc ẩu đả gây thương vong lớn nhất trong vòng 40 năm qua. Nguồn cơn của những căng thẳng này bắt nguồn từ chuyện tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài nhiều thập niên giữa hai quốc gia. Mặc dù những diễn biến trên thực địa đã có phần hạ nhiệt nhưng dường như mặt trận ngoại giao lại đang tăng nhiệt khi Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với toàn bộ thung lũng Gan-oan – nơi hiện đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 trên thế giới trong bối cảnh nhiều nước đã nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới. Trong khi số người tử vong do Covid-19 tại Brazil sắp vượt ngưỡng 50 nghìn người, thì Ma-rốc cũng chứng kiến sự gia tăng kỷ lục số ca mắc bệnh. Còn tại châu Âu, Ucraina đã phải thắt chặt các biện pháp kiểm dịch chỉ sau 1 tuần nới lỏng. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)