Ngày 28/11, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý phát triển xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển xã ở vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cho cây cà phê. - Triển khai, nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa ở ĐBSCL. - Tiểu phẩm Bài học đắt giá.
Mô hình thí điểm Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long được Bộ NN&PTNT triển khai tại 5 tỉnh, thành đã mang lại kết quả tích cực, giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm lượng nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính, tăng thu nhập cho người dân. Từ kết quả thí điểm ngay trong vụ Thu - Đông 2024 và Đông - Xuân 2024-2025 Bộ Nông nghiệp và các địa phương sẽ nhân rộng ra 12 tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.
Vùng ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, việc triển khai các giải pháp phát triển thân thiện với môi trường, nông nghiệp xanh là vô cùng bức thiết. Vì vậy, cần phải tìm lời giải cho các định hướng kinh tế đặc thù và bền vững của khu vực ĐBSCL dựa trên nỗ lực và sự hợp tác nguồn lực hiệu quả của cả hai khu vực công và tư để tháo gỡ điểm nghẽn, phát huy giá trị từ nguồn tài nguyên bản địa, đáp ứng nhu cầu, đón đầu xu thế phát triển của thế giới.
Sở hữu những nét văn hóa bản địa phong phú, cùng hệ sinh thái đa dạng gồm hệ thống cửa sông, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao. Du lịch sinh thái ĐBSCL gắn với cảnh quan sông nước; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám phá lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống; du lịch biển đảo chất lượng cao; du lịch MICE. Sở VH TT và DL phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị đánh giá sản phẩm du lịch hiện có và tiềm năng phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng”. Tham dự có các Viện, Trường, các công ty kinh doanh du lịch trong khu vực.
Dạy học sinh khiếm khuyết vô cùng khó khăn, vất vả nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ và trách nhiệm với xã hội, các thầy, cô ở môi trường này phải cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt xứ mệnh của mình. Nhân kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, PV Nhật Trường có bài phản ánh những nỗ lực của cán bộ, giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Tiền Giang(thuộc Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Tiền Giang)- nơi duy nhất ở địa phương này chuyên tiếp nhận dạy dỗ, rèn luyện kỹ năng cho trẻ em bị khiếm khuyết.
Lâu nay ĐBSCL được xem là vùng trũng về phát triển du lịch. Các sản phẩm du lịch chủ yếu khai thác vào mùa nước nổi, thời gian khác không có hoạt động gì đặc sắc. Hơn thế nữa các sản phẩm du lịch và cách làm du lịch trong vùng khá giống nhau, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh về sự đặc thù của từng địa phương. Vậy ĐBSCL cần làm gì để phát triển du lịch trong thời gian tới.
Trong các báo cáo về khoa học công nghệ, và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế, để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi Việt Nam phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Thực tế những vướng mắc khó khăn, bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long cùng những giải pháp từ nhà quản lý là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình hôm nay.
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra nhiều tác động cực đoan về an ninh nguồn nước đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước tại ĐBSCL? Nội dung được bàn luận trong chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi, chuyên gia thủy văn và tài nguyên nước. Vị khách mời thứ 2 là TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.
Tại ĐBSCL trong nhiều năm gần đây, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: mức độ thâm canh hóa, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt là biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến chất lượng của đất, làm thay đổi đặc tính lý hóa của đất. Do vậy, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ngày càng trở nên quan trọng ở khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm của quốc gia.
Đang phát
Live