Kiểm tra công trường tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng vào sáng nay 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm trong nhiệm kỳ này hoàn thành khoảng 600 km cao tốc tại ĐBSCL và nhiệm kỳ sau tiếp tục hoàn thành khoảng 600 km, để ĐBSCL có khoảng 1.200 km cao tốc theo quy hoạch và cơ bản giải quyết vấn đề giao thông cho vùng.
Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành Y tế mấy năm gần đây luôn được Cần Thơ quan tâm thực hiện, nhất là khi triển khai Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, cơ sở giáo dục – đào tạo ngành y trên địa bàn cũng chuyên tâm đổi mới, thu hút, ký kết hợp tác đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, gỡ dần “nút thắt” khó khăn nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung.
- Chuyên mục Biên cương một dải vững bền: Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 1/3/1990. - Chuyên gia Mỹ đánh giá cao tiềm năng phát triển nhân lực trong ngành bán dẫn tại Việt Nam - Australia hỗ trợ mô hình làng nghề “biến cỏ dại thành sinh kế” ở ĐBSCL
- Hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL - bảo vệ sản xuất và dân sinh trong biến đổi khí hậu. - Mục Nông thôn chuyển động là nội dung: “Mở đường lớn” cho khu vực HTX bứt phá. - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả. - Nuôi cá lồng kết hợp du lịch trải nghiệm ở tỉnh Hòa Bình.
- Chuyên mục Biên cương một dải vững bền: Thoả thuận giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại biên giới giữa hai nước. - Australia chung tay giúp người dân ĐBSCL trồng lúa “thuận thiên”
ĐBSCL được biết đến là nơi có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Vì vậy, nguồn tài nguyên nước từ lâu được người dân nơi đây xem là vô tận. Tuy nhiên, từ mùa khô các giai đoạn năm 2015-2016, năm 2019-2020, và đặc biệt là mùa khô năm nay đã và đang diễn ra hạn hán, xâm nhập mặn vô cùng khốc liệt, khiến cho tình hình sản xuất, sinh hoạt của người dân ở các địa phương nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ hiện tại mà còn tương lai.
Vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm về nông nghiệp cả nước khi đóng góp tới 90% lượng gạo, gần 65% lượng thuỷ sản nuôi trồng và gần 70% các loại trái cây xuất khẩu. Những con số này đã phần nào khắc họa thêm những điểm sáng về nông nghiệp của vùng đất Châu thổ Cửu Long trên thị trường quốc tế. Trong xu thế toàn cầu đang thay đổi, từng ngành hàng phải chuyển mình để thích ứng và ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL nhận tín hiệu vui khi đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được triển khai tại 12 tỉnh, thành. Mục tiêu đề án nhằm gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập, xây dựng hình ảnh “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
- Chuyên mục Biên cương một dải vững bền: Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 1/3/1990 - Chuyên gia ADB nhận định nhiều tín hiệu tích cực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Australia hỗ trợ chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo để phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
ĐBSCL đang trong giai đoạn hạn mặn gay gắt nhất của mùa khô 2023-2024. Cùng với đó, tình trạng sạt lở, sụt lún đang gây nhiều khó khăn, áp lực khá lớn để ổn định sinh kế và đời sống của người dân. Những tháng qua, nhiều thời điểm, mặn lấn sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân cả vùng. Hiện, các địa phương khu vực Tây Nam bộ đang “căng mình” ứng phó hạn, mặn, sụt lún để bảo vệ đời sống, sản xuất cho người dân; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp ổn định lâu dài để chủ động thích ứng.
Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lại trải qua một mùa khô khốc liệt khi ước tính, mực nước sông Mê Kông giảm 7% so với trung bình các năm trước. Khu vực này chịu ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập sớm hơn, sâu hơn trung bình nhiều năm, trong khi mưa đến muộn. Một lần nữa, công tác thích ứng với hạn mặn lại được đặt ra, làm sao để người dân các địa phương có thể giảm bớt thiệt hại trong sản xuất, sinh hoạt trong bối cảnh thiên tai khắc nghiệt trở thành việc phải ứng phó thường xuyên.
Đang phát
Live