Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.- Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản vượt bậc trong thập kỷ tới khi củng cố vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.- Mặn xâm nhập ở ĐBSCL dự báo tăng cao trong những ngày tới. Trong khi đó, ở khu vực Tây Bắc gió Ô Quý Hồ - đới gió phơn khô nóng vẫn thổi khá mạnh đến hết ngày mai, nguy cơ bùng phát cháy rừng.- Căng thẳng ngoại giao giữa Israel và Brazin ngày một gia tăng do liên quan đến cuộc xung đột ở Trung Đông.- Hệ thống y tế Hàn Quốc gồng mình trong tình trạng thiếu nhân lực.
Ngày 5/2 tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các Bộ, Ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các tổ chức quốc tế.
Chuẩn bị đầy đủ nguồn vật liệu, tăng cường xây dựng cao tốc phía Nam- PV ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận về các giải pháp đầu tư xây dựng cao tốc ĐBSCL- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Hà Giang: “Vượt nắng thắng mưa” trên công trường cao tốc.
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long và Nghị quyết, kế hoạch của các địa phương đã là luồng gió mới tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội (nói chung) và sản xuất nông nghiệp (nói riêng) của vùng không ngừng phát triển, đời sống người nông dân đã vươn lên.
Tỉnh Tiền Giang hiện có đàn gia cầm lớn nhất vùng ĐBSCL. Những ngày này, doanh nghiệp và người chăn nuôi gia cầm đang tích cực chăm sóc đàn vật nuôi chuẩn bị cung ứng cho thị trường tết cổ truyền Giáp Thìn.
Câu chuyện liên kết trong sản xuất không mới, nhưng đây vẫn được xem là vấn đề “nhức nhối” trong ngành nông nghiệp nước ta. Nhìn từ liên kết sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL dễ thấy, Vẫn có trường hợp một số người dân sẵn sàng “bẻ kèo” để bán với giá cao hơn, còn doanh nghiệp “xoay sở” tìm nguồn nguyên liệu để thực hiện đơn hàng cho các đối tác. Năm nay, khi giá lúa gạo biến động lớn, việc dễ gãy liên kết lại nóng tại vùng lúa gạo lớn nhất nước.
Làng du lịch Mỹ Khánh ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở ĐBSCL được chứng nhận là sản phẩm OCOP du lịch 4 sao. Đây là bước đệm để nâng tầm các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Từ đó, nâng tầm và lan tỏa du lịch Cần Thơ và khu vực ĐBSCL. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực dân gian truyền thống, từng bước xây dựng và gìn giữ thương hiệu của từng địa phương. Nâng tầm sản phẩm OCOP để phát triển du lịch nông thôn là nội dung được bàn luận trong chương trình 10 phút sự kiện, luận bàn hôm nay.
Dành cả cuộc đời và sự nghiệp vì cây lúa, trăn trở làm sao để người nông dân đỡ khổ, đời sống được khấm khá hơn, đất nước giàu hơn nhờ hạt gạo, Giáo sư Võ Tòng Xuân luôn tâm niệm: “Làm cho nông dân phấn khởi, hạnh phúc thì mình cũng vui và hạnh phúc”. Là chuyên gia nông ngiệp hàng đầu, là “cha đẻ” của rất nhiều giống lúa tốt kháng bệnh, năng suất cao, thích ứng với môi trường, nhưng ít ai biết rằng, ban đầu GS. Xuân vốn đam mê và theo đuổi ngành kỹ thuật, cơ khí… cho đến những bước ngoặt thay đổi cuộc đời.
Ngày 23/12, tại Cần Thơ, Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh, huyện Phong Điền đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao đầu tiên tại ĐBSCL; đồng thời, khai trương điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của Cần Thơ nói riêng, miền Tây nói chung.
Việt Nam cũng lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics được dự báo đạt mức 5,5%. Đây là kết quả đáng khích lệ, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Đang phát
Live