Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt cao điểm mặn xâm nhập tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là công điện thứ 3 của Thủ tướng kể từ đầu năm, liên quan đến điều hành ứng phó với hạn hán và mặn xâm nhập ở khu vực này.
“Kể từ năm 2.000 đến nay, Australia đã đầu tư hơn 650 triệu AUD vốn viện trợ phát triển ODA cho khu vực ĐBSCL. Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt tại ĐBSCL” - Đây là khẳng định của Phó Tổng lãnh sự Australia tại TP.HCM Ciaran Chestnutt mới đây trong chuyến công tác tham quan trực tiếp các dự án mà chính phủ Australia đang hỗ trợ tại khu vực đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. PV Đài TNVN có cuộc trao đổi về những dự án “thuận thiên” và kỳ vọng hợp tác Australia-Việt Nam tại ĐBSCL.
Hợp tác công tư ngành hàng lúa gạo trong đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp sẽ góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam và nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo, tăng cường thu hút đầu tư, tạo ra giá trị cho người dân và ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL thì cần sự nỗ lực và cam kết hành động quyết liệt từ khối công (nhà nước), khối tư (nông dân, doanh nghiệp) và các đối tác (các tổ chức quốc tế) trong quá trình triển khai để phát triển bền vững sản xuất lúa gạo, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 hình thành 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, thực hiện cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030, đồng thời, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, điều kiện canh tác chưa đáp ứng, ngành nông nghiệp và các tỉnh ĐBCSL cần phải dưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài như thế nào để đạt mục tiêu đề ra. Phóng viên Thanh Tùng, thường trú tại ĐBSCL sẽ làm rõ trong 10 phút SKLB hôm nay.
Quảng Ninh tổ chức Lễ đón nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.- Điện Biên sẵn sàng cho lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên năm 2024 khai mạc tối nay.- Cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại các tỉnh khu vực ĐBSCL.- Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về các biện pháp chống bài trừ Hồi giáo.- Ngày bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga đã kết thúc với tỷ lệ cử tri đi bầu là 35,4%.
Những ngày qua tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra hạn hán, mặn xâm nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, nhất là tại khu vực ven biển các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, những ngày tới, có khả năng tiếp tục xảy ra đợt cao điểm về mặn xâm nhập, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy đâu là giải pháp ứng phó?
Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.
Theo cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực. Thiệt hại do hạn mặn bước đầu so với trước đây giảm nhiều và “trận chiến” với thiên tai đang tiếp tục diễn ra.
Hiện nay, nông dân các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân, đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm với năng suất, chất lượng cao hơn so với các vụ còn lại. Vụ lúa này toàn vùng xuống giống gần 1,5 triệu ha, năng suất mỗi ha đạt từ 7 đến 7,4 tấn. Trên các cánh đồng đang thu hoạch, người dân vui mừng khi lúa trúng mùa, giá bán cao hơn năm trước, tùy từng giống lúa và chi phí sản xuất người dân có lãi khá cao khoảng 40 triệu đồng/ha.
- Nan giải bài toán hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp ở vụ lúa Đông Xuân- Đức Cơ, Gia Lai - nông dân lớn mạnh nhờ liên kết- Đà Nẵng: Thành công nhờ trồng nấm linh chi “trái vụ”- Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại lúa
Đang phát
Live