VOV1 - Trước sự bủa vây của tình trạng hạn hán và mặn xâm nhập, rút kinh nghiệm từ những năm trước, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã có những giải pháp để chủ động ứng phó.
VOV1 - Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn bà Nguyễn Thu Hà - Chủ nhiệm Nhiệm vụ giám sát, dự báo chất lượng nước trong hai hệ thống thuỷ lợi Ô Môn Xà No và Nam Mang Thít về dự báo và đảm bảo nguồn nước khi hạn mặn xâm nhập.
VOV1 - Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ 27/02-04/3; từ 10-15/3, 29/3-02/4; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn tập trung từ 27/02-04/3, từ 10-15/3, từ 29/3-02/4, từ 27/4-01/5). Từ cuối tháng 5/2025, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm dần.
VOV1 - Phân tích những định hướng chiến lược để ngành hàng trái cây phát vùng ĐBSCL triển bền vững, tham gia vào chuỗi chế biến sâu có giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.
VOV1 - Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Bình Phục đã gắn bó với lớp học tình thương ở đảo Hòn Chuối 15 năm qua. Người lính “quân hàm xanh” luôn ý thức được mình là người Đảng viên để hết lòng phục vụ nhân dân.
VOV1 - Hiện nay, mọi người, mọi nhà ở tỉnh Tiền Giang đang tất bật các hoạt động mừng Xuân, đón Tết cổ truyền Ất Tỵ. Cùng với niềm vui đó, nông dân địa phương cũng không quên ứng phó với hạn mặn để bảo vệ thành quả trong lao động sản xuất, tiếp tục hứa hẹn có mùa bội thu.
ĐBSCL có ưu thế khi sát với đô thị đầu tàu của cả nước, là TP.HCM. Từ lâu, ĐBSCL đã hoạch định những chiến lược, phải kết nối với TP.HCM để mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Trong số các Dự án hợp tác, thì “giao thông đi trước mở đường”. ĐBSCL và TP. HCM thống nhất hoàn thiện ít nhất 6 Dự án giao thông vận chuyển hàng hóa và hành khách. Năm 2025 được xem là mốc thời gian khởi động các dự án, tiến đến hoàn chỉnh khung hạ tầng giao thông kết nối để “vùng trời” phía Nam bứt phá.
Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình du lịch quan trọng của ngành du lịch toàn cầu. Tại Việt Nam, ĐBSCL là vùng sở hữu thế mạnh sông nước một cách tuyệt đối với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, "cú bắt tay" giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phát họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch. Đây là triển vọng để ĐBSCL thu hút một lượng lớn du khách lẫn doanh thu, chứ không chỉ dừng lại ở khoảng 52 triệu khách và 62.000 tỉ đồng như năm 2024.
Đến năm 2030 vùng ĐBSCL sẽ có 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Mục tiêu này hoàn thành thực hiện được nếu như hạ tầng thủy lợi đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, hạ tầng hỗ trợ vận chuyển, cơ giới hóa đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Cùng với đó là cơ chế, chính sách cho vay ưu đãi, sự liên kết hợp tác giữa người dân, HTX, doanh nghiệp để hình thành chuỗi liên kết bền vững, gia tăng giá trị cho ngành hàng lúa gạo, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính.
Ngày 29/11 tại Cần Thơ, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL”. Diễn đàn đánh giá tổng quan thiên tai vùng ĐBSCL, định hướng giải pháp phòng, chống, cùng với đó nêu thực trạng sạt lở, bồi xói bờ sông, bờ biển ĐBSCL và giải pháp ứng phó cũng như nhận định tình hình thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn và lũ năm 2025.
Đang phát
Live