Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km, quy mô 4 - 6 làn xe. Trong đó có 3 tuyến cao tốc trục dọc và 3 tuyến cao tốc trục ngang. Đây được xem là 6 tuyến cao tốc làm thay đổi hoàn toàn diện mạo hạ tầng giao thông tại ĐBSCL. Với các lợi thế về hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng và kết nối đồng bộ trong giai đoạn tới, sẽ là cơ sở vững chắc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” được xem là quyết định quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn trên các lĩnh vực đồng thời là cầu nối để đưa mong muốn của các địa phương, nhà khoa học vào thực tiễn phục vụ phát triển bền vững vùng đất Chín Rồng.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, đây cũng là khu vực đóng góp quan trọng vào xuất khẩu nông nghiệp với các thế mạnh lúa gạo, trái cây, thủy sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong một thập niên qua thu hút đầu tư nguồn vốn cho vùng ĐBSCL còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng, tổng số vốn đầu tư cho cả vùng trong vòng 10 năm qua mới đạt khoảng 202.000 tỷ, đây là con số quá thấp đối với vùng kinh tế trọng điểm về nông nghiệp của cả nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ - Cần hoàn thiện “quy trình” trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất - Xuất khẩu trái cây vùng ĐBSCL, thế mạnh cần phát huy.
Vùng ĐBSCL “vựa lúa” của cả nước mỗi năm đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Câu chuyện thâm canh 3 vụ/năm ở đây không phải là điều mới mẻ gì. Nhưng mặt trái của việc thâm canh liên tục là câu chuyện xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Những thống kê từ ngành nông nghiệp cho thấy số lượng rơm rạ khổng lồ mà vựa lúa ĐBSCL tạo ra mỗi năm lên tới hàng chục triệu tấn nhưng 70% số rơm rạ bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu rơm rạ được tận dụng để làm nấm, phân hữu cơ sẽ gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.
788 km đường bộ ven biển miền Tây đã chính thức được nhắc đến trong cuộc họp Ban Chỉ đạo các dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, diễn ra ngày 9/3/2024 tại TP. Cần Thơ. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải và 07 địa phương ĐBSCL đã đề xuất tổng mức đầu 43.000 tỷ đồng cho loạt dự án đường ven biển này với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là dự án đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch từ năm 2010, nhưng để ưu tiên cho các công trình trọng điểm trước, thì nay đã đến lượt khởi động dự án này.
Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, những ngành hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản đã mang về giá xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những ngành hàng thế mạnh của vùng ĐBSCL đang gặp những khó khăn, trở ngại về hạ tầng giao thông, vấn đề liên kết, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm đúng mức đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL. Phóng viên Phạm Hải có bài viết đề cập vấn đề trên.
Hiệu quả kinh tế từ các tuyến giao thông kết nối khu vực ĐBSCL- Lan tỏa tinh thần doanh nhân trẻ khởi nghiệp -Tạo sự khác biệt để xây dựng thương hiệu vươn ra thế giới
Trong nhiều lần về thăm và làm việc với các địa phương ĐBSCL, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn căn dặn và tin tưởng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ĐBSCL phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của phong trào “đồng khởi”, khí phách anh hùng “Thành đồng Tổ quốc" và phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người miền Tây. Cùng với đó, tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn – thế mạnh riêng có của vùng ĐBSCL trù phú.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị quyết tâm hoàn thành 600km ở ĐBSCL trong năm 2026. Ba trụ cột: vốn – mặt bằng – vật liệu thì tiền đã có đủ và mặt bằng đã sẵn sàng. Vậy ĐBSCL sở hữu 600km được không trong khi vùng đang đối mặt với thách thức khan hiếm nguồn nguyên liệu?
Đang phát
Live