Nguy hại gì từ lối sống “phông bạt” và bệnh thành tích, hình thức khi một trường tiểu học ở TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên (27/9/2024)

Sau khi Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam công khai hàng chục nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, dư luận bàng hoàng khi phát hiện không ít người làm giả hóa đơn chuyển tiền từ thiện gấp từ hàng chục đến cả nghìn lần thực tế. Điều đáng nói, trong số những người sống “phông bạt” này, có không ít người nổi tiếng, muốn "làm màu", hòng "đánh bóng" tên tuổi. Lối sống “phông bạt” – gồng mình với vỏ bọc không có thật đã xuất hiện từ lâu, nhưng một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, khi mới đây, ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao biểu hiện của bệnh thành tích và hình thức vẫn công khai xuất hiện trong môi trường giáo dục như vậy? Phải chăng, khi lòng nhân ái, sự sẻ chia của học trò bị "đong đếm", xếp loại bằng tiền ngay trong trường học, nhận thức của các em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần hình thành tư duy sai lệch, khiến các em phải gồng mình lên thể hiện, thậm chí dối trá? Cần làm gì để thay đổi thực trạng đáng lo ngại này?

Nguy hại gì từ lối sống “phông bạt” và bệnh thành tích, hình thức khi một trường tiểu học ở TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên (27/9/2024)

Sau khi Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam công khai hàng chục nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, dư luận bàng hoàng khi phát hiện không ít người làm giả hóa đơn chuyển tiền từ thiện gấp từ hàng chục đến cả nghìn lần thực tế. Điều đáng nói, trong số những người sống “phông bạt” này, có không ít người nổi tiếng, muốn "làm màu", hòng "đánh bóng" tên tuổi. Lối sống “phông bạt” – gồng mình với vỏ bọc không có thật đã xuất hiện từ lâu, nhưng một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, khi mới đây, ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao biểu hiện của bệnh thành tích và hình thức vẫn công khai xuất hiện trong môi trường giáo dục như vậy? Phải chăng, khi lòng nhân ái, sự sẻ chia của học trò bị "đong đếm", xếp loại bằng tiền ngay trong trường học, nhận thức của các em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần hình thành tư duy sai lệch, khiến các em phải gồng mình lên thể hiện, thậm chí dối trá? Cần làm gì để thay đổi thực trạng đáng lo ngại này?

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những "mỏ dầu" của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những "mỏ dầu" của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất