Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Hà Nội đang nỗ lực khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy đổ sau bão (9/9/2024)

Cùng với những mất mát về người và tài sản, Hà Nội còn chịu tổn thất nặng nề khác vì bão số 3, đó là hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ, trong đó có cả những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là cây di sản, đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần, gắn bó sâu sắc với nhiều thế hệ người dân thủ đô. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để giải tỏa cây đổ, gãy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Vấn đề đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Hà Nội cần khẩn trương khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy, đổ như thế nào? Đâu là những bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác qui hoạch, chọn giống, thiết kế cho đến quản lý, giám sát việc trồng cây trong đô thị? Phải làm gì để đảm bảo an toàn, phát triển cây xanh bền vững cho thủ đô, giảm thiểu tối đa thiệt hại trong mỗi mùa mưa bão? Ông Trần Thiện Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công viên Cây xanh Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Hà Nội đang nỗ lực khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy đổ sau bão (9/9/2024)

Cùng với những mất mát về người và tài sản, Hà Nội còn chịu tổn thất nặng nề khác vì bão số 3, đó là hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ, trong đó có cả những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là cây di sản, đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần, gắn bó sâu sắc với nhiều thế hệ người dân thủ đô. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để giải tỏa cây đổ, gãy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Vấn đề đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Hà Nội cần khẩn trương khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy, đổ như thế nào? Đâu là những bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác qui hoạch, chọn giống, thiết kế cho đến quản lý, giám sát việc trồng cây trong đô thị? Phải làm gì để đảm bảo an toàn, phát triển cây xanh bền vững cho thủ đô, giảm thiểu tối đa thiệt hại trong mỗi mùa mưa bão? Ông Trần Thiện Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công viên Cây xanh Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.