Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử (22/10/2024)

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử (22/10/2024)

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.

Thấy gì từ việc bùng nổ các concert qui mô lớn? (21/10/2024)

Lần đầu tiên, trong cùng một buổi tối tại thành phố Thủ Đức (TPHCM) diễn ra 3 đêm nhạc qui mô lớn ngoài trời, đó “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” và “Hội - thuần - hội”, thu hút tổng cộng hơn 45 nghìn khán giả. Sau thành công rực rỡ, tạo được tiếng vang lớn với người hâm mộ, ban tổ chức của 2 concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” sẽ tiếp tục đưa đại nhạc hội này đến với khán giả thủ đô vào tháng 12 tới tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Và ngay từ lúc này, hàng vạn người đã nóng lòng tìm hiểu cách đặt mua vé, để được trực tiếp tận hưởng bầu không khí cuồng nhiệt, sống trong âm nhạc sôi động cùng các thần tượng. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao lại bùng nổ những đêm nhạc qui mô lớn như vậy? Có thể kỳ vọng gì về ngành công nghiệp biểu diễn nước nhà, qua những siêu show đạt đẳng cấp thế giới như “Anh trai say hi” hay “Anh trai vượt ngàn chông gai” mới đây? Lí giải thế nào về cơn sốt “đu” idol, “đu” concert Việt - điều khá hiếm hoi trước đây, khi đa số chỉ sẵn sàng mở hầu bao vì các ngôi sao quốc tế? Cần làm gì để duy trì thói quen ủng hộ và tự hào về các nghệ sĩ nội địa và ekip tổ chức sản xuất thuần Việt, giúp nền âm nhạc nước nhà ngày một phát triển chuyên nghiệp, vươn tầm quốc tế?

Thấy gì từ việc bùng nổ các concert qui mô lớn? (21/10/2024)

Lần đầu tiên, trong cùng một buổi tối tại thành phố Thủ Đức (TPHCM) diễn ra 3 đêm nhạc qui mô lớn ngoài trời, đó “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” và “Hội - thuần - hội”, thu hút tổng cộng hơn 45 nghìn khán giả. Sau thành công rực rỡ, tạo được tiếng vang lớn với người hâm mộ, ban tổ chức của 2 concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” sẽ tiếp tục đưa đại nhạc hội này đến với khán giả thủ đô vào tháng 12 tới tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Và ngay từ lúc này, hàng vạn người đã nóng lòng tìm hiểu cách đặt mua vé, để được trực tiếp tận hưởng bầu không khí cuồng nhiệt, sống trong âm nhạc sôi động cùng các thần tượng. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao lại bùng nổ những đêm nhạc qui mô lớn như vậy? Có thể kỳ vọng gì về ngành công nghiệp biểu diễn nước nhà, qua những siêu show đạt đẳng cấp thế giới như “Anh trai say hi” hay “Anh trai vượt ngàn chông gai” mới đây? Lí giải thế nào về cơn sốt “đu” idol, “đu” concert Việt - điều khá hiếm hoi trước đây, khi đa số chỉ sẵn sàng mở hầu bao vì các ngôi sao quốc tế? Cần làm gì để duy trì thói quen ủng hộ và tự hào về các nghệ sĩ nội địa và ekip tổ chức sản xuất thuần Việt, giúp nền âm nhạc nước nhà ngày một phát triển chuyên nghiệp, vươn tầm quốc tế?

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, cần làm gì để kích cầu tiêu dùng hiệu quả? (8/10/2024)

Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả như vậy, một phần là do chúng ta thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã những điều chỉnh đáng kể, từ cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, hạn chế mua hàng hoặc thay đổi phương thức và lựa chọn xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn so với trước đây. Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn, cung cấp các giải pháp phù hợp và tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng. Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, cần làm gì để kích cầu tiêu dùng hiệu quả? (8/10/2024)

Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả như vậy, một phần là do chúng ta thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã những điều chỉnh đáng kể, từ cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, hạn chế mua hàng hoặc thay đổi phương thức và lựa chọn xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn so với trước đây. Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn, cung cấp các giải pháp phù hợp và tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng. Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.