Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Nhìn lại kỳ thi lớp 10: Áp lực “cuộc đua” vào trường công, giáo dục phân luồng vẫn mãi loay hoay (03/7/2024)

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại nhiều tỉnh, thành phố vừa kết thúc trong tháng 6. Riêng tại thủ đô Hà Nội, khép lại 1 mùa thi căng thẳng, cái nắng nóng oi gắt của mùa hè cũng không thấm tháp gì so với sự nóng lòng của các sĩ tử và cả phụ huynh. Bởi với nhiều bậc phụ huynh, đây lại là thời điểm họ phải nơm nớp nỗi lo con trượt vào các trường công lập. Trong khi trường đại học có nhiều “cửa” để lựa chọn thì việc giành một suất vào lớp 10 trường công lập lại chỉ trông chờ vào một kỳ thi. Nhìn lại diễn biến của kỳ thi vào lớp 10 tại các địa phương, điều đọng lại đối với nhiều thí sinh, phụ huynh đó là một kỳ thi quá căng thẳng và áp lực. Điều này khiến dư luận không ngừng đặt câu hỏi: Vì sao một kỳ thi chuyển cấp đã được tổ chức từ vài chục năm nay lại trở nên quá áp lực như vậy? Liệu có giải pháp nào giảm bớt căng thẳng đối với học sinh và phụ huynh? PGS TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Nhìn lại kỳ thi lớp 10: Áp lực “cuộc đua” vào trường công, giáo dục phân luồng vẫn mãi loay hoay (03/7/2024)

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại nhiều tỉnh, thành phố vừa kết thúc trong tháng 6. Riêng tại thủ đô Hà Nội, khép lại 1 mùa thi căng thẳng, cái nắng nóng oi gắt của mùa hè cũng không thấm tháp gì so với sự nóng lòng của các sĩ tử và cả phụ huynh. Bởi với nhiều bậc phụ huynh, đây lại là thời điểm họ phải nơm nớp nỗi lo con trượt vào các trường công lập. Trong khi trường đại học có nhiều “cửa” để lựa chọn thì việc giành một suất vào lớp 10 trường công lập lại chỉ trông chờ vào một kỳ thi. Nhìn lại diễn biến của kỳ thi vào lớp 10 tại các địa phương, điều đọng lại đối với nhiều thí sinh, phụ huynh đó là một kỳ thi quá căng thẳng và áp lực. Điều này khiến dư luận không ngừng đặt câu hỏi: Vì sao một kỳ thi chuyển cấp đã được tổ chức từ vài chục năm nay lại trở nên quá áp lực như vậy? Liệu có giải pháp nào giảm bớt căng thẳng đối với học sinh và phụ huynh? PGS TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Những lỗ hổng về an toàn cháy nổ đối với các mô hình nhà ở và các giải pháp khắc phục (18/6/2024)

Dư luận chưa hết đau xót về vụ cháy tại phố Trung Kính, Hà Nội khiến 14 người tử vong hồi cuối tháng 5, thì trong ngày 16/6 vừa qua, liên tiếp xảy ra hai vụ cháy nhà dân tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội và phường Đa Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 7 người tử vong. Hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương soạn thảo, trình Thủ tướng phương án phòng ngừa cháy, nổ đối với các đối tượng, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, nhất là nhà ở có nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà cho thuê, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, các phương tiện, thiết bị sử dụng điện... Việc này phải báo cáo Thủ tướng trước 15/7 tới. Các vụ cháy gần đây thường xảy ra ở các chung cư mini, các khu nhà trọ, chưa đảm bảo các quy định phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn. Vậy những lỗ hổng này cần được nhận diện thế nào và có giải pháp khắc phục ra sao? Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Những lỗ hổng về an toàn cháy nổ đối với các mô hình nhà ở và các giải pháp khắc phục (18/6/2024)

Dư luận chưa hết đau xót về vụ cháy tại phố Trung Kính, Hà Nội khiến 14 người tử vong hồi cuối tháng 5, thì trong ngày 16/6 vừa qua, liên tiếp xảy ra hai vụ cháy nhà dân tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội và phường Đa Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 7 người tử vong. Hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương soạn thảo, trình Thủ tướng phương án phòng ngừa cháy, nổ đối với các đối tượng, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, nhất là nhà ở có nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà cho thuê, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, các phương tiện, thiết bị sử dụng điện... Việc này phải báo cáo Thủ tướng trước 15/7 tới. Các vụ cháy gần đây thường xảy ra ở các chung cư mini, các khu nhà trọ, chưa đảm bảo các quy định phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn. Vậy những lỗ hổng này cần được nhận diện thế nào và có giải pháp khắc phục ra sao? Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.