Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá (28/5/2024)

Dù việc sử dụng thuốc lá truyền thống có giảm, song tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở các em thanh thiếu niên nhóm tuổi 13-17 tại nước ta đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Chỉ riêng trong năm 2023, đã có hơn 1.200 ca nhập viện cấp cứu do gặp các phản ứng nguy hại sức khỏe sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi và 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, Tuần lễ không thuốc lá 25-31/5/2024 và Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, nhằm bảo vệ giới trẻ trước sự “tấn công” của những loại thuốc lá mới đang tràn ngập thị trường hiện nay. Với tỷ lệ thanh thiếu niên hút các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng, giải pháp nào để bảo vệ các em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá? TS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá (28/5/2024)

Dù việc sử dụng thuốc lá truyền thống có giảm, song tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở các em thanh thiếu niên nhóm tuổi 13-17 tại nước ta đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Chỉ riêng trong năm 2023, đã có hơn 1.200 ca nhập viện cấp cứu do gặp các phản ứng nguy hại sức khỏe sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi và 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, Tuần lễ không thuốc lá 25-31/5/2024 và Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, nhằm bảo vệ giới trẻ trước sự “tấn công” của những loại thuốc lá mới đang tràn ngập thị trường hiện nay. Với tỷ lệ thanh thiếu niên hút các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng, giải pháp nào để bảo vệ các em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá? TS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Dự thảo quy định chứng chỉ hành nghề của nhà giáo: Liệu có tăng thêm gánh nặng cho giáo viên? (27/5/2024)

Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này

Dự thảo quy định chứng chỉ hành nghề của nhà giáo: Liệu có tăng thêm gánh nặng cho giáo viên? (27/5/2024)

Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này