Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá (28/5/2024)

Dù việc sử dụng thuốc lá truyền thống có giảm, song tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở các em thanh thiếu niên nhóm tuổi 13-17 tại nước ta đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Chỉ riêng trong năm 2023, đã có hơn 1.200 ca nhập viện cấp cứu do gặp các phản ứng nguy hại sức khỏe sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi và 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, Tuần lễ không thuốc lá 25-31/5/2024 và Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, nhằm bảo vệ giới trẻ trước sự “tấn công” của những loại thuốc lá mới đang tràn ngập thị trường hiện nay. Với tỷ lệ thanh thiếu niên hút các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng, giải pháp nào để bảo vệ các em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá? TS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá (28/5/2024)

Dù việc sử dụng thuốc lá truyền thống có giảm, song tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở các em thanh thiếu niên nhóm tuổi 13-17 tại nước ta đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Chỉ riêng trong năm 2023, đã có hơn 1.200 ca nhập viện cấp cứu do gặp các phản ứng nguy hại sức khỏe sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi và 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, Tuần lễ không thuốc lá 25-31/5/2024 và Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, nhằm bảo vệ giới trẻ trước sự “tấn công” của những loại thuốc lá mới đang tràn ngập thị trường hiện nay. Với tỷ lệ thanh thiếu niên hút các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng, giải pháp nào để bảo vệ các em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá? TS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Dự thảo quy định chứng chỉ hành nghề của nhà giáo: Liệu có tăng thêm gánh nặng cho giáo viên? (27/5/2024)

Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này

Dự thảo quy định chứng chỉ hành nghề của nhà giáo: Liệu có tăng thêm gánh nặng cho giáo viên? (27/5/2024)

Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất